Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-HĐPHCTPBGDPL năm 2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 528/QĐ-BNV ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ.
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-HĐPHCTPBGDPL năm 2009 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng;
2. Phân công nhiệm vụ cho từng ủy viên của Hội đồng và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
3. Ký ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng; chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục hàng năm, kết luận kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết và các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng;
4. Duyệt kế hoạch tài chính, kinh phí hàng năm cho hoạt động của Hội đồng; quyết định việc huy động và phân bổ sử dụng kinh phí từ các nguồn có được để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
5. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
6. Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng;
(2) Phân công nhiệm vụ cho từng ủy viên của Hội đồng và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
(3) Ký ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng; chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục hàng năm, kết luận kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết và các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng;
(4) Duyệt kế hoạch tài chính, kinh phí hàng năm cho hoạt động của Hội đồng;
Quyết định việc huy động và phân bổ sử dụng kinh phí từ các nguồn có được để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
(5) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
(6) Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ủy viên Hội đồng khi vắng mặt tại các phiên họp của Hội đồng thì phải báo cáo cho ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1020/QĐ-HĐPHCTPBGDPL năm 2009 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng
1. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc đơn vị thường trực của Hội đồng;
2. Tham gia đề xuất với Hội đồng về Chương trình, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả;
3. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng các nhiệm vụ được phân công;
4. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị của mình phụ trách theo nhiệm vụ đã được phân công và theo Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ đã được phê duyệt;
5. Định kỳ 06 tháng một lần báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công (thông qua đơn vị thường trực của Hội đồng);
6. Được cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Ủy viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng.
Trường hợp vắng mặt thì phải báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc đơn vị thường trực của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?