Cần trục xếp dỡ là gì? Hiện nay có thể thiết kế hai trạm điều khiển cho một cần trục xếp dỡ hay không?
Cần trục xếp dỡ là gì?
Tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10839:2015 (ISO 15442:2012) về Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với cần trục xếp dỡ có quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), ISO 12100 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1 Định nghĩa
3.1.1
Cần trục xếp dỡ (loader crane)
Cần trục được dẫn động gồm cột quay quanh để và hệ thống cần liên kết với đỉnh cột, thường được lắp trên các xe (gồm cả rơ moóc) và được thiết kế để chất tải và dỡ tải trên xe.
[NGUỒN: ISO 4306-2:2012**, 5.2, Chú thích 3 không nằm trong định nghĩa nguồn].
CHÚ THÍCH 1: TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977) quy định kiểu, thuật ngữ và định nghĩa của phương tiện giao thông đường bộ, với lưu ý về thiết kế và mục đích sử dụng, được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng và có thể kéo theo rơ mode. Ví dụ về một kiểu xe thương mại trang bị cần trục xếp dỡ cho trong Hình 9, TCVN 8242-2 (ISO 4306-2).
CHÚ THÍCH 2: Cần trục xếp dỡ lắp trên loại xe khác hoặc trên để cứng cũng vẫn được coi là cần trục xếp dỡ.
CHÚ THÍCH 3: Phụ lục B cho các ví dụ về các cấu hình và lắp đặt hệ thống cần.
...
Theo đó, cần trục xếp dỡ (loader crane) là loại cần trục được dẫn động gồm cột quay quanh để và hệ thống cần liên kết với đỉnh cột, thường được lắp trên các xe (gồm cả rơ moóc) và được thiết kế để chất tải và dỡ tải trên xe.
Cần trục xếp dỡ lắp trên loại xe khác hoặc trên để cứng cũng vẫn được coi là cần trục xếp dỡ.
Cần trục xếp dỡ là gì? Hiện nay có thể thiết kế hai trạm điều khiển cho một cần trục xếp dỡ hay không? (Hình từ Internet)
Việc tính toán kết cấu của cần trục xếp dỡ cần phải dựa trên những nội dung nào?
Thông tin bắt buộc phải có khi tính toán kết cấu cần trục xếp dỡ gồm các thông tin được quy định tại tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10839:2015 (ISO 15442:2012) về Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với cần trục xếp dỡ, cụ thể:
(1) loại cần trục và phương pháp vận hành;
(2) tất cả tải trọng giả định hoặc chu kỳ làm việc giả định;
(3) các chi tiết của hệ thống mang tải phản ánh các điều kiện làm việc, bao gồm các sơ đồ và kích thước chính;
(4) các trạng thái chịu tải giả định, bao gồm cả trường hợp cần trục bị nghiêng lớn nhất;
(5) nhóm chế độ nâng chính, nhóm chế độ cơ cấu nâng và các nhóm chu kỳ ứng suất hoặc các thông số chu kỳ ứng suất;
(6) vật liệu của từng thành phần và của các liên kết;
(7) hình dạng, kích thước và các thông số tiết diện của các chi tiết mang tải;
(8) các phân tích, cho từng thành phần kết cấu riêng và các mối liên kết quan trọng.
Có thể thiết kế hai trạm điều khiển cho một cần trục xếp dỡ hay không?
Quy định chung về trạm điều khiển của cần trục xếp dỡ được quy định tại tiết 4.8.1 tiểu mục 4.8 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10839:2015 (ISO 15442:2012) về Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với cần trục xếp dỡ như sau:
Yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ
...
4.8. Trạm điều khiển
4.8.1 Quy định chung
Các trạm điều khiển có thể gồm các kiểu sau:
a) điều khiển từ nền;
b) điều khiển trên cao từ các sàn thao tác cố định, sàn quay, chỗ ngồi điều khiển hoặc cabin trên cao;
c) điều khiển từ xa;
d) cabin.
Khi có nhiều hơn một trạm điều khiển được trang bị thì phải có phương tiện ngăn chặn thao tác đồng thời từ hai trạm, ngoại trừ khi các cần điều khiển được liên kết với nhau (xem C.3) bằng cơ khí.
Trạm điều khiển cho chức năng kéo dài hệ thống chân chống ổn định phải đặt sao cho người điều khiển có tầm nhìn không bị cản trở đến các chuyển động sẽ điều khiển.
Các trạm điều khiển phải sao cho người điều khiển không thể bị đè, chèn hoặc quần áo bị vướng do các bộ phận di chuyển của cần trục. Phải áp dụng khoảng cách an toàn cho trong ISO 13857.
Nếu có trang bị bộ phận che chắn thì nó phải không thể sử dụng để đỡ khối lượng người vận hành hoặc sử dụng như các tay nắm (ngoại trừ được thiết kế đặc biệt cho các mục đích này).
Khi không thể áp dụng việc che chắn, khe hở giữa các bộ phận chuyển động phải theo các kích thước cho trong các tiêu chuẩn thích hợp để ngăn chặn ngón tay, tay và chân bị kẹt [xem TCVN 6721 (ISO 13854)].
Các cần trục xếp dỡ lắp trên khung xe thường vận hành trong khoảng thời gian ngắn và do đó thường không yêu cầu cabin. Đối với các ứng dụng khi yêu cầu có cabin, chẳng hạn như do điều kiện môi trường, thì thông số kỹ thuật phải theo TCVN 5205-1 (ISO 8566-1). Kích thước tối thiểu của cabin phải theo TCVN 5205-2 (ISO 8566-2) với các ngoại lệ như quy định trong Phụ lục J.
Như vậy, có thể thiết kế hai trạm điều khiển cho một cần trục xếp dỡ. Tuy nhiên cần phải có phương tiện ngăn chặn thao tác đồng thời từ hai trạm, ngoại trừ khi các cần điều khiển được liên kết với nhau bằng cơ khí.
Các trạm điều khiển của cần trục xếp dỡ có thể gồm các kiểu sau:
(1) điều khiển từ nền;
(2) điều khiển trên cao từ các sàn thao tác cố định, sàn quay, chỗ ngồi điều khiển hoặc cabin trên cao;
(3) điều khiển từ xa;
(4) cabin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?