Các nghi lễ chính thức diễn ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Mùng 10 3 người lao động có được nghỉ không?
Các nghi lễ chính thức diễn ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 là gì?
Hằng năm, lễ hội Đền Hùng được tổ chức trang trọng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) - nơi được coi là đất tổ của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, nhiều địa phương trên cả nước cũng có các nghi lễ để bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân. Các nghi lễ chính thức diễn ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương gồm:
(1) Lễ dâng hương
Lễ dâng hương là nghi thức quan trọng nhất trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Buổi lễ thường có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước cùng đông đảo nhân dân từ khắp nơi đổ về Đền Hùng để thắp hương tưởng nhớ các Vua Hùng. Lễ dâng hương được tổ chức tại Đền Thượng, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh – nơi linh thiêng nhất trong khu di tích Đền Hùng.
Các đại biểu sẽ thực hiện nghi thức dâng hương, dâng lễ vật gồm: bánh chưng, bánh dày, xôi, gà, trầu cau… Đây là những lễ vật gắn liền với truyền thuyết về Lang Liêu – người con hiếu thảo được Vua Hùng truyền ngôi nhờ sáng tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất. Sau khi lãnh đạo Nhà nước dâng hương, nhân dân từ khắp nơi cũng lần lượt tiến vào đền để thắp hương tưởng nhớ tổ tiên.
(2) Lễ rước kiệu
Lễ rước kiệu là một hoạt động quan trọng trong ngày Giỗ Tổ, thể hiện sự tôn kính đối với các vị Vua Hùng. Lễ rước kiệu bắt đầu từ chân núi Nghĩa Lĩnh và kéo dài đến Đền Thượng. Những đoàn rước kiệu gồm các đội ngũ rước lễ mặc trang phục truyền thống, mang theo kiệu chứa các vật phẩm dâng cúng như trầu cau, bánh chưng, bánh dày, hoa quả…
Điểm đặc biệt của lễ rước kiệu là sự tham gia của nhiều địa phương có đền thờ Vua Hùng, tạo nên một không khí trang nghiêm và linh thiêng.
(3) Lễ tế cổ truyền
Lễ tế cổ truyền là nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian, được tổ chức theo phong tục thờ cúng tổ tiên từ xa xưa. Nghi thức này do các bậc cao niên, các vị chức sắc thực hiện trong trang phục truyền thống. Lễ tế bao gồm các phần: dâng hương, đọc văn tế, dâng rượu, dâng lễ vật và cầu mong quốc thái dân an.
Lễ tế không chỉ diễn ra ở Đền Hùng mà còn được tổ chức tại nhiều đền thờ Vua Hùng trên cả nước.
(4) Hoạt động hội
Bên cạnh phần lễ trang trọng, phần hội trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng thu hút đông đảo nhân dân tham gia với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như:
- Thi gói bánh chưng, giã bánh dày – tái hiện truyền thuyết Lang Liêu và tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống.
- Hát xoan Phú Thọ – loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với thời kỳ Hùng Vương, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
- Các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, cờ tướng, ném còn… thu hút sự tham gia của đông đảo du khách.
- Triển lãm và hội chợ trưng bày những sản phẩm đặc trưng của vùng đất tổ, giúp quảng bá văn hóa và du lịch địa phương.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Các nghi lễ chính thức diễn ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Mùng 10 3 người lao động có được nghỉ không? (Hình từ internet)
Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 3 người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương cụ thể như sau:
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động được nghỉ làm 01 ngày và hưởng nguyên lương vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì người lao động có được thưởng không?
Căn cứ vào Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, tiền thưởng không phải là khoản bắt buộc mà phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động (nếu có).
Vì vậy, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch), pháp luật không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng cho người lao động. Việc có thưởng hay không, mức thưởng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp, thỏa thuận lao động, cũng như tình hình kinh doanh thực tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Câu hỏi trắc nghiệm về Ngày hội đọc sách có đáp án? Câu hỏi Rung chuông vàng Ngày hội đọc sách? Những câu hỏi hay về Ngày hội đọc sách?
- Quy định về luân chuyển cán bộ mới nhất? Quy định 65 về luân chuyển cán bộ thay thế Quy định 98?
- Điều kiện dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 2026 tại Hà Nội? Hồ sơ dự tuyển gồm những gì?
- Mẫu báo cáo quyết toán theo Thông tư 96 mới nhất? Tổng hợp mẫu biểu báo cáo quyết toán theo Thông tư 96?
- Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có được tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?