Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3? Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 hay, ý nghĩa? Nguyên tắc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương?
Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3? Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 hay, ý nghĩa?
Tham khảo mẫu "Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3? Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 hay, ý nghĩa?" dưới đây:
1. “Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, cùng nhau hướng về cội nguồn, tri ân công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Kính chúc mọi người sức khỏe, bình an, thành công và luôn tự hào là con cháu Lạc Hồng!” 2. "Ngày 10/3 – Ngày để mỗi người Việt Nam nhớ về tổ tiên. Cầu chúc cho đất nước ta ngày càng phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Mong rằng mỗi chúng ta luôn khắc ghi truyền thống ‘Uống nước nhớ nguồn’ và cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp!" 3. "Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba! Chúc mọi người một ngày lễ ý nghĩa, tràn đầy niềm tự hào dân tộc!" 4. "Nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!" 5. "Hôm nay là ngày đặc biệt – Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương! Chúc mọi người luôn sống yêu thương, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đoàn kết!" 6. "Giỗ Tổ Hùng Vương – ngày con cháu muôn đời tưởng nhớ công lao dựng nước của tổ tiên. Chúc tất cả mọi người một ngày lễ thật ý nghĩa, ngập tràn niềm tự hào dân tộc và vững tin vào tương lai tươi sáng của đất nước!" 7. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, con kính chúc ông bà, cha mẹ và cả nhà sức khỏe, an lành. Mong gia đình ta luôn đoàn kết, cùng nhau gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc! 8. Mùng 10 tháng 3 – ngày hội lớn của dân tộc, cùng nhau hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân. Chúc mọi người một ngày lễ ý nghĩa, tràn đầy tự hào dân tộc! 9. "Nhớ lời Bác dạy: 'Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'. Ngày 10/3, chúc mọi người luôn đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước!" 10. Mùng 10 tháng 3, ngày tri ân công đức Tổ tiên, con chúc cả nhà luôn vui vẻ, hạnh phúc. Dù ở đâu, chúng ta vẫn nhớ về nguồn cội, tự hào là con cháu Vua Hùng! |
Lưu ý: Mẫu "Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3? Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 hay, ý nghĩa?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3? Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 hay, ý nghĩa? Nguyên tắc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trách nhiệm của người dân khi tham gia Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?