Các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện nào?
- Các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện nào?
- Mua hoặc bán giấy tờ có giá tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Quy trình nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn những nội dung nào?
Các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
1. Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
b) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
c) Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
d) Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;
đ) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
2. Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện sau:
- Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
- Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
- Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;
- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
Và Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Mua hoặc bán giấy tờ có giá tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá
1. Mua có kỳ hạn.
2. Bán có kỳ hạn.
3. Mua hẳn.
4. Bán hẳn.
Như vậy mua hoặc bán giấy tờ có giá tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức sau:
- Mua có kỳ hạn.
- Bán có kỳ hạn.
- Mua hẳn.
- Bán hẳn.
Quy trình nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Quy trình nghiệp vụ thị trường mở
1. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản sau:
a) Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;
b) Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;
c) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;
d) Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;
đ) Thành viên nộp đơn dự thầu;
e) Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;
g) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;
h) Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
i) Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;
k) Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;
l) Xử lý các vấn đề khác.
2. Nội dung cụ thể của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy quy trình nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn những nội dung sau:
- Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;
- Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;
- Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;
- Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;
- Thành viên nộp đơn dự thầu;
- Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;
- Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;
- Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
- Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;
- Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Xử lý các vấn đề khác.
.jpg)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ lục II 1 bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất? Hướng dẫn điền mẫu? Có được chủ động bổ sung ngành nghề kinh doanh?
- Ngày 29 4 TPHCM có bắn pháo hoa không? Địa điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30 4 tại TPHCM ở đâu? Lịch bắn pháo hoa 30 4 TPHCM?
- Tinh gọn bộ máy: CBCC phải nghỉ việc nếu không đạt kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất theo Công văn 1767?
- Công văn 2492/BYT-KCB bảo đảm công tác khám chữa bệnh và cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025?
- Tháng 5 có bao nhiêu ngày 2025 dương lịch? Lịch tháng 5 dương lịch 2025 đầy đủ như thế nào?