Các đặc tính kỹ thuật đối với thép kỹ thuật cơ khí thông dụng? Ghi nhãn thép kỹ thuật cơ khí thông dụng như thế nào?
Các đặc tính kỹ thuật đối với thép kỹ thuật cơ khí thông dụng?
Các đặc tính kỹ thuật đối với thép kỹ thuật cơ khí thông dụng quy định ở Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8995:2011 (ISO 1052:1982) quy định như sau:
Phương pháp sản xuất
Nếu không có thỏa thuận khác trong đơn đặt hàng, phương pháp sản xuất do người sản xuất quyết định, nhưng người sử dụng có quyền yêu cầu được biết phương pháp sản xuất thép khi giao hàng.
Thép phải là thép không sôi (thép lặng)
Trạng thái cung cấp
Các sản phẩm được cung cấp ở trạng thái cán, các điều kiện cung cấp khác có thể được thỏa thuận khi đặt hàng.
Chất lượng bề mặt - Các khuyết tật
- Chất lượng bề mặt
Các sản phẩm phải có bề mặt nhẵn tương ứng với phương pháp cán đã sử dụng; không được có các khuyết tật bề mặt gây hại đến sự gia công tiếp theo hoặc việc sử dụng sau này.
- Loại bỏ các khuyết tật
Các khuyết tật nhỏ có thể được người sản xuất loại bỏ bằng cách mài, với điều kiện là chiều dày không được giảm cục bộ lớn hơn 7% (với giá trị lớn nhất là 3 mm) giá trị danh nghĩa.
Thép kỹ thuật cơ khí thông dụng (Hình từ Internet)
Các phép thử đối với thép kỹ thuật cơ khí thông dụng?
Các phép thử đối với thép kỹ thuật cơ khí thông dụng căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8995:2011 (ISO 1052:1982) quy định như sau:
Thử chấp nhận
5.1. Các sản phẩm cán
Các sản phẩm cán trong tiêu chuẩn này có thể được thử chấp nhận theo các điều kiện quy định trong TCVN 4399 (ISO 404) về cơ tính và thành phần hóa học của sản phẩm. Việc kiểm tra thành phần hóa học của sản phẩm chỉ được thực hiện bằng thỏa thuận khi đặt hàng.
5.2. Đơn vị thử chấp nhận
Nếu phép thử chấp nhận được quy định trong đơn đặt hàng thì đơn vị thử chấp nhận nói chung theo mẻ đúc, nếu có thỏa thuận khi đặt hàng đơn vị thử có thể là lô1)
Đơn vị thử chấp nhận phải là:
- 20 t hoặc một phần từ đó khi thử chấp nhận theo lô;
- 50 t hoặc một phần từ đó khi thử chấp nhận theo mẻ đúc.
5.3. Các phép thử
5.3.1. Đối với mỗi phép thử chấp nhận hoặc khoảng chiều dày theo quy định trong Bảng 2, dãy các phép thử phải được thực hiện bao gồm :
- Một phép thử kéo (hoặc nhiều hơn theo 5.3.3);
- Một phép phân tích sản phẩm nếu đã được thỏa thuận khi đặt hàng.
5.3.2. Nếu được quy định khi đặt hàng, khách hàng hoặc người đại diện có thể chọn các sản phẩm từ các mẫu thử đã được chọn để kiểm tra tính chất.
5.3.3. Nếu không có thỏa thuận khác giữa khách hàng và người sản xuất, phép thử phải như sau:
Đối với mỗi phạm vi chiều dày quy định mẫu thử phải được lấy từ sản phẩm dày nhất, ngoại trừ đối với loại có chiều dày e ≤ 16 mm, chiều dày của các sản phẩm phải là chiều dày lớn nhất không lớn hơn 2 lần chiều dày nhỏ nhất.
5.4. Vị trí và hướng của mẫu thử (Xem TCVN 4398 (ISO 377))
5.4.1. Thép tấm và thép dẹt có chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 600 mm
5.4.1.1. Các mẫu thử phải được lấy ở giữa đường tâm theo hướng cán và mép của sản phẩm cán.
5.4.1.2. Trục dọc của mẫu thử phải vuông góc với hướng cán.
5.4.2. Các tấm dẹt có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm
5.4.2.1. Các mẫu thử phải được lấy ở giữa đường tâm theo hướng cán và mép của sản phẩm cán.
5.4.2.2. Trục dọc của mẫu thử phải song song với hướng cán. Tuy nhiên, nếu được thỏa thuận, mẫu thử ngang có thể được sử dụng cho các chiều rộng trong phạm vi 450 mm và 600 mm.
...
Theo đó, các phép thử đối với thép kỹ thuật cơ khí thông dụng gồm:
Đối với mỗi phép thử chấp nhận hoặc khoảng chiều dày theo quy định trong Bảng 2, dãy các phép thử phải được thực hiện bao gồm :
- Một phép thử kéo (hoặc nhiều hơn theo 5.3.3);
- Một phép phân tích sản phẩm nếu đã được thỏa thuận khi đặt hàng.
Nếu được quy định khi đặt hàng, khách hàng hoặc người đại diện có thể chọn các sản phẩm từ các mẫu thử đã được chọn để kiểm tra tính chất.
Nếu không có thỏa thuận khác giữa khách hàng và người sản xuất, phép thử phải như sau:
Đối với mỗi phạm vi chiều dày quy định mẫu thử phải được lấy từ sản phẩm dày nhất, ngoại trừ đối với loại có chiều dày e ≤ 16 mm, chiều dày của các sản phẩm phải là chiều dày lớn nhất không lớn hơn 2 lần chiều dày nhỏ nhất.
Ghi nhãn thép kỹ thuật cơ khí thông dụng như thế nào?
Căn cứ ở Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8995:2011 (ISO 1052:1982) quy định cụ thể:
Nếu không có thỏa thuận khác khi đặt hàng, các sản phẩm phải được ghi nhãn như sau:
- Ký hiệu mác thép;
- Nhãn hàng hóa của người sản xuất;
- Nếu cần thiết, ký hiệu, chữ hoặc số liên quan đến chứng chỉ thử nghiệm, mẫu thử và sản phẩm cho từng loại
Trong trường hợp sản phẩm có khối lượng nhỏ và được bó, chỉ ghi nhãn treo gắn chắc chắn vào từng bó (hoặc có thể ghi nhãn mặt trên của tấm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?