Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện những phương án gì sau sáp nhập đơn vị hành chính?
- Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện những phương án gì sau sáp nhập đơn vị hành chính?
- Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không sáp nhập đơn vị hành chính cần thực hiện những gì?
- Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?
Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện những phương án gì sau sáp nhập đơn vị hành chính?
Ngày 12/4/2025, Bộ Y tế ban hành Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025 hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025 có quy định về phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Theo đó, đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập đơn vị hành chính các cơ sở y tế cần thực hiện những phương án như sau:
(1) Thành lập Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp, trên cơ sở sáp nhập Sở Y tế hiện có của các tỉnh, thành phố trước khi sắp xếp.
(2) Sở Y tế mới là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố sau sắp xếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại Thông tư 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nhiệm vụ về bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước đây theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Y tế sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố để thay thế Thông tư 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế và Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(3) Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế các tỉnh, thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế được giao, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định cơ cấu tổ chức của Sở Y tế (các phòng, chi cục thuộc Sở Y tế) phù hợp với yêu cầu quản lý đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế tại địa phương và bảo đảm các tiêu chí quy định tại Nghị định 45/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
(4) Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế hiện có trước khi sắp xếp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp tham mưu, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định duy trì, giải thể hoặc tổ chức lại (sáp nhập, chia, tách hoặc điều chỉnh tên gọi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ) các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, theo nguyên tắc:
- Bảo đảm duy trì, không gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế tại địa phương.
- Cơ bản duy trì, giữ nguyên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (đa khoa, chuyên khoa, khu vực) và các cơ sở bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội hiện có, là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp để duy trì việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, hoặc chuyên sâu và các dịch vụ trợ giúp xã hội, dịch vụ công tác xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân và các đối tượng bảo trợ xã hội tại địa phương.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm, thực phẩm...); Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố thực hiện việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp có cùng tên, cùng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thành lập đơn vị sự nghiệp công lập mới trực thuộc Sở Y tế của các tỉnh, thành phố sau sắp xếp. Tùy theo quy mô dân số, đặc điểm địa lý, phạm vi hoạt động, mỗi đơn vị sự nghiệp mới này có thể có nhiều cơ sở hoạt động, nhưng phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động, cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ sở này, bảo đảm không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động giữa các cơ sở của đơn vị sự nghiệp đó.
- Sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố sau sắp xếp.
Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có (đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm giám định y khoa, trung tâm pháp y, cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm y tế cấp quận, huyện...) và thực hiện việc sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng, nhiệm vụ hoặc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp khác.
Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện những phương án gì sau sáp nhập đơn vị hành chính? (Hình từ Internet)
Các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không sáp nhập đơn vị hành chính cần thực hiện những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025 có quy định như sau:
Theo đó, đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cần thực hiện những phương án sau đây:
- Cơ bản duy trì, giữ nguyên các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hiện có.
- Tổ chức lại các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
- Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có (đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm giám định y khoa, trung tâm pháp y, cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm y tế cấp quận, huyện...), Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng, nhiệm vụ hoặc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp khác.
Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định như sau:
Theo đó, các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Bệnh viện;
- Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Nhà hộ sinh;
- Phòng khám;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
- Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
- Trạm y tế;
- Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
- Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập không? Nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì?
- Mẫu bảng báo giá thi công xây dựng dự án file word? Được điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng khi nào?
- Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối học kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối kỳ 2 ra sao?
- STT cap ngày Quốc tế gia đình 15 5 hay, ý nghĩa? Tiền lương làm thêm giờ vào Quốc tế gia đình 15 5 được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?
- Hồ sơ đăng ký sơ tuyển Đại học Kiểm sát năm 2025 theo hướng dẫn của VKSND tối cao như thế nào?