Giữ nguyên lương, phụ cấp của cán bộ công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính trong trường hợp nào theo Nghị định 178?
Giữ nguyên lương, phụ cấp của cán bộ công chức quản lý sau sáp nhập đơn vị hành chính trong trường hợp nào theo Nghị định 178?
Theo Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng
Theo đó, Cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 06 tháng
Như vậy, trường hợp cán bộ công chức lãnh đạo quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được được giữ nguyên lương, phụ cấp cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Giữ nguyên lương, phụ cấp của cán bộ công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Cán bộ công chức lãnh đạo trong trường hợp nào chưa xem xét nghỉ việc theo Nghị định 178?
Theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức lãnh đạo thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ như sau:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
(2) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
(4) Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
(5) Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
(6) Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
(7) Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
(8) Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cả nước có 34 tỉnh thành, giảm 60-70% số lượng cấp xã sau sáp nhập 2025 theo Nghị quyết 60?
- Tư vấn nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hoạt động gì? Nội dung tư vấn bao gồm những gì?
- Phim nóng là gì? Xem phim nóng có vi phạm pháp luật không? Tự đăng phim nóng của mình lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 20 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 20 4 2025?
- Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra được hiểu thế nào? 9 trường hợp cơ quan nhà nước không trực tiếp cung cấp thông tin?