Các câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học? Học sinh trung học cơ sở vào học trước tuổi trong điều kiện nào?
Các câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học?
Tham khảo các câu ca dao tục ngữ và truyền thống hiếu học dưới đây:
Các câu tục ngữ về truyền thống hiếu học: - Học, học nữa, học mãi - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Dốt đến đâu học lâu cũng biết. - Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. - Học cho đến mực anh hùng mới thôi. - Hay học thì sang, hay làm thì có. - Siêng làm thì có, siêng học thì hay. - Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho. Câu ca dao về truyền thống hiếu học: - Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. - Rừng thư biển thánh khôn dò Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra Sẵn sàng áo mẹ cơm cha Có văn, có sách mới ra con người. - Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài. Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. - Học là học biết giữ giàng. Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung. - Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. - Một kho vàng không bằng một nang chữ. - Học là học để mà hành. Vừa hành vừa học mới thành người khôn. |
Lưu ý: "Các câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học?" nêu trên mang tính tham khảo!
Các câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học? Học sinh trung học cơ sở vào học trước tuổi trong điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Học sinh trung học cơ sở vào học trước tuổi trong điều kiện nào?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh trường trung học như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
...
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
...
Theo đó, học sinh trung học cơ sở có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Lưu ý: Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
- Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
- Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
Học sinh trung học cơ sở có những nhiệm vụ và quyền gì?
Căn cứ Điều 34 và Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh trung học cơ sở như sau:
Nhiệm vụ của học sinh trung học cơ sở
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh trung học cơ sở
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng duyệt diễu binh 27 4 lúc mấy giờ? Cấm đường từ mấy giờ? Danh sách các khối trên từng tuyến đường?
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ là gì? Bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng với giá bán cao hơn số dư nợ gốc do ai quyết định?
- Người có hàng hóa ký gửi có phải lập tờ khai gửi hàng hóa không? Mẫu tờ khai gửi hàng hóa dành cho hàng hóa ký gửi?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM cụ thể ra sao? Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM sớm hơn thường lệ đúng không?
- Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?