Cá nhân muốn trở thành người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thì phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
- Cá nhân muốn trở thành người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thì phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
- Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý có được học bồi dưỡng nghiệp vụ hay không?
- Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp có phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản hay không?
Cá nhân muốn trở thành người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thì phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 7 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp phải là cá nhân đảm bảo được các quy định sau đây:
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 93, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
2. Đảm bảo tuân thủ các quy định về kiêm nhiệm, đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại Điều 7 và Điều 28 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
3. Phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện với chức danh tương ứng được bổ nhiệm tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Có kinh nghiệm công tác tối thiểu 05 (năm) năm thuộc một trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
5. Ngoài các quy định nêu trên, Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp còn phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Như vậy, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu 05 (năm) năm thuộc một trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Cá nhân muốn trở thành người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thì phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý có được học bồi dưỡng nghiệp vụ hay không?
Căn cứ Điều 9 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về quyền của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp như sau:
Quyền của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
1. Đề nghị NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến đối với các nội dung phải xin ý kiến NHNN theo quy định tại Mục 2 Chương II Quy chế này và tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định, thực hiện theo đúng ý kiến được NHNN chỉ đạo bằng văn bản.
2. Chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ của doanh nghiệp (trừ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này).
3. Được hưởng thù lao, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp.
4. Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do NHNN tổ chức (nếu có); được NHNN hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp và Người đại diện khác; được NHNN cung cấp thông tin, diễn biến kinh tế và thị trường, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người đại diện (nếu cần).
5. Các quyền lợi khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định 10/2019/NĐ-CP , Điều lệ doanh nghiệp, quy định của NHNN và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp được quyền tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do Ngân hàng Nhà nước tổ chức nếu có.
Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp có phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản hay không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định trách nhiệm của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp như sau:
Trách nhiệm của Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
...
7. Phối hợp với NHNN theo dõi, đối chiếu xác nhận nợ, đôn đốc thanh toán các khoản nợ bao gồm cổ tức, các khoản được chia từ vốn góp, thù lao và các khoản phải thu của Nhà nước, của NHNN tại doanh nghiệp.
8. Thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập.
9. Tổ chức thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?