Công đoàn viên chức là gì? Công đoàn viên chức gồm những cơ quan nào? Công đoàn viên chức Việt Nam là gì?
Công đoàn viên chức là gì? Công đoàn viên chức gồm những cơ quan nào? Công đoàn viên chức Việt Nam là gì?
Theo Nội dung Công đoàn Viên chức qua các kỳ đại hội của Công Đoàn viên chức Việt Nam tải về nêu rõ:
- Công đoàn Viên chức Việt Nam được thành lập ngày 02/7/1994 theo Quyết định 739/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo Quyết định này, Công đoàn Viên chức Việt Nam trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Công đoàn Viên chức Việt Nam chỉ đạo trực tiếp công đoàn các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể Trung ương đồng thời phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
- Công đoàn Viên chức Việt Nam gồm 02 hệ thống: Công đoàn Viên chức các bộ, ban, ngành, hội, đoàn thể Trung ương và Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Công đoàn viên chức là gì? Công đoàn viên chức gồm những cơ quan nào? Công đoàn viên chức Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn hạch toán các khoản thu, chi tài chính công đoàn?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định hạch toán các khoản thu, chi tài chính công đoàn như sau:
- Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án... phải được theo dõi trong sổ kế toán của đơn vị, quyết toán đầy đủ, kịp thời; chứng từ kế toán đảm bảo nguyên tắc theo chế độ kế toán đơn vị HCSN do Nhà nước quy định và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
- Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Kế toán quản lý chặt chẽ các khoản tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, đối chiếu số dư với ngân hàng; phản ánh chính xác, kịp thời các khoản tiền gốc, tiền lãi vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị.
- Mỗi đơn vị kế toán chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải được quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng và đột xuất, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt. Định mức tồn quỹ tiền mặt cuối tháng tối đa bằng 2%/Tổng chi cho hoạt động thường xuyên theo dự toán được duyệt, phải được quy định trong quy chế chi tiêu và quản lý tài chính của đơn vị.
Các nguyên tắc quản lí và sử dụng tài chính công đoàn thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định các nguyên tắc quản lí và sử dụng tài chính công đoàn như sau:
- Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn.
- Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
- Các cấp công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Phân cấp thu tài chính công đoàn để chủ động trong việc thu tài chính công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
Đối với đơn vị được phân cấp thu để xảy ra tình trạng thất thu, không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn; không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên nếu không có lý do chính đáng thì tập thể, cá nhân có liên quan phải bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
- Phân phối, điều tiết nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn đúng quy định.
- Định mức chỉ của đơn vị nộp kính phí về công đoàn cấp trên cao hơn định mức chỉ của đơn vị tự cân đối; định mức chỉ của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chỉ của đơn vị được công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ theo quy định của Tổng Liên đoàn.
- Thưởng thu, nộp tài chính công đoàn nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu, nộp tài chính công đoàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; nộp đầy đủ lên công đoàn cấp trên; sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính công đoàn.
Đơn vị hoàn thành kế hoạch thu, nộp trong năm mới được trích thưởng; trường hợp vì lý do khách quan sang quý 1 năm sau mới hoàn thành kế hoạch thu, nộp, thì việc trích thưởng do Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
- Các quỹ công đoàn
+ Chênh lệch thu chi (thặng dư) của các cấp công đoàn, sau khi kết thúc năm tài chính, được thực hiện phân chia thành các quỹ như sau:
(i) Đối với công đoàn cơ sở không có tổ chức bộ máy kế toán: Chênh lệch thu chỉ (thặng dư) được trích lập 100% vào Quỹ hoạt động thường xuyên.
(ii) Đối với công đoàn cơ sở có tổ chức bộ máy kế toán: Chênh lệch thu chỉ (thặng dư) được trích lập: Quỹ đại diện, bảo vệ người lao động 30%, Quỹ hoạt động thường xuyên 70%.
(iii) Đối với công đoàn cấp trên cơ sở: Chênh lệch thu chỉ (thặng dư) được trích lập: Quỹ đại diện, bảo vệ người lao động 30%, Quỹ hoạt động thường xuyên 50%, Quỹ đầu tư 20%.
+ Tổng Liên đoàn quy định việc điều tiết các quỹ trên.
+ Các cấp công đoản phải lập kế hoạch sử dụng các quỹ tại đơn vị. Số quỹ chưa có kế hoạch sử dụng được gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng có uy tín để tạo nguồn cho các quỹ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 179: Có những chính sách ưu tiên gì trong tuyển dụng công chức viên chức theo Nghị định 179?
- 5 đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí? Thời lượng thực hiện chương trình Ngữ văn?
- Ngày tốt đổ mái tháng 5 năm 2025? Ngày đẹp đổ mái tháng 5 2025? Tháng 4 âm lịch năm 2025 ngày nào tốt đổ trần?
- Dự báo thời tiết TP Hồ Chí Minh ngày 30 4 và 1 5 năm 2025? Thời tiết TP Hồ Chí Minh đại lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 2025 ra sao?
- Hồ sơ tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được lưu giữ trong thời gian bao lâu? Người tập huấn phải có trình độ thế nào?