Bộ Y tế có chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh chữa bệnh không?
- Bộ Y tế có chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh chữa bệnh không?
- Nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh chữa bệnh được quy định ra sao?
- Ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế có phải ưu tiên bố trí ngân sách đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh cơ bản của nhân dân không?
- Xã hội hóa công tác khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
Bộ Y tế có chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh chữa bệnh không?
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh chữa bệnh quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
e) Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hướng dẫn việc luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các nước; hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợp tác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới.
...
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có nhiệm vụ quyền hạn thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh chữa bệnh.
Khám bệnh chữa bệnh (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh chữa bệnh được quy định ra sao?
Theo Điều 85 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh chữa bệnh như sau:
Các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngân sách nhà nước đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Kinh phí từ nguồn chi trả chi phí sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh chữa bệnh được quy định cụ thể nêu trên.
Ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế có phải ưu tiên bố trí ngân sách đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh cơ bản của nhân dân không?
Theo khoản 1 Điều 86 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế như sau:
Ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế
1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân; từng bước chuyển hình thức đầu tư từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước sang hình thức hỗ trợ cho người dân thông qua bảo hiểm y tế.
2. Ngân sách nhà nước chi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh phải được phân bổ công khai, minh bạch; căn cứ vào quy mô dân số, cơ cấu bệnh tật, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với công tác khám bệnh, chữa bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm.
Như vậy, ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh cơ bản của nhân dân.
Xã hội hóa công tác khám bệnh chữa bệnh được quy định thế nào?
Theo Điều 87 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định xã hội hóa công tác khám bệnh chữa bệnh như sau:
Xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
2. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
...
Như vậy, xã hội hóa công tác khám bệnh chữa bệnh được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?