Kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được xử lý như thế nào? Nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật?
Kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật
1. Trường hợp kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được gửi trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật thì việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trường hợp kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật được gửi trực tiếp bằng văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền hoặc qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân thì việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật thì việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị được thực hiện theo quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, nếu trường hợp kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật thì việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị được thực hiện theo quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được xử lý như thế nào? Nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật
1. Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
b) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tổ chức thi hành pháp luật;
c) Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
d) Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tổ chức thi hành pháp luật;
đ) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
b) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực;
c) Phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc;
đ) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Khách quan, toàn diện, công khai, kịp thời, hiệu quả; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; có trọng tâm, trọng điểm.
(2) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức trong tổ chức thi hành pháp luật.
(3) Bảo đảm sự gắn kết giữa tổ chức thi hành pháp luật với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
(4) Bảo đảm không cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tổ chức thi hành pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Hoạt động điện ảnh phải bảo đảm điều gì? Nhà nước đầu tư hỗ trợ đối với các dự án phim ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh không?
- Báo Tài chính Đầu tư là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Người đại diện theo pháp luật của Báo Tài chính Đầu tư là ai?
- Xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số là trách nhiệm của cơ quan nào? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?