Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
Ngày 20/4/2025, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2350/BYT-KCB về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
>>> Tải về Toàn văn Công văn 2350/BYT-KCB
Theo nội dung Công văn, để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện đối với việc tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng...trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.
- Rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định tại Điều 67 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
- Kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, Bộ Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện, đặc biệt là các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra phát hiện.
Theo Công văn 2350/BYT-KCB năm 2025, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai các nội dung nêu tại Công văn 2350/BYT-KCB (bao gồm việc rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện) và báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả xử lý vi phạm về Bộ Y tế (qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) trước ngày 24/4/2025.
Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025? (Hình từ Internet)
Tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(1) Bệnh viện bao gồm các hình thức:
- Bệnh viện đa khoa;
- Bệnh viện y học cổ truyền;
- Bệnh viện răng hàm mặt;
- Bệnh viện chuyên khoa.
(2) Phòng khám bao gồm các hình thức:
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa;
- Phòng khám liên chuyên khoa;
- Phòng khám bác sỹ y khoa;
- Phòng khám y học cổ truyền;
- Phòng khám răng hàm mặt;
- Phòng khám dinh dưỡng;
- Phòng khám y sỹ đa khoa.
(3) Trạm y tế.
(4) Nhà hộ sinh.
(5) Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
(6) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức:
- Cơ sở xét nghiệm;
- Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
- Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
(7) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
(8) Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
(9) Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
(10) Cơ sở tâm lý lâm sàng.
(11) Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
(12) Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
(13) Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
(14) Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
(15) Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
(16) Cơ sở lọc máu.
Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định thế nào?
Theo Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(1) Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
(i) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
(ii) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
(iii) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;
(iv) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.
(2) Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quy định tại (ii), (iii) và (iv)
(3) Tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm (iv) phải phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định tại (i) và bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Bảo đảm tính khoa học và hiệu quả;
- Bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng và thành tố chất lượng;
- Được các tổ chức quốc tế về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thừa nhận, đã được áp dụng trên thế giới.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2025?