Liệt dây thần kinh số 7 là gì? Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao? Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì?
- Liệt dây thần kinh số 7 là gì? Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao? Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì?
- Bị liệt dây thần kinh số 7 nên kiêng gì? Người bệnh liệt dây thần kinh số 7 được giữ bí mật riêng tư trong khám chữa bệnh thế nào?
- Người bệnh được quyền lựa chọn phương pháp trong khám, chữa bệnh không?
Liệt dây thần kinh số 7 là gì? Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao? Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Dây thần kinh số 7 (dây thần kinh mặt) là một dây thần kinh sọ, chịu trách nhiệm điều khiển các cơ mặt, giúp biểu đạt cảm xúc như cười, nhăn mặt, nhíu mày. Ngoài ra, nó còn tham gia vào:
- Vị giác: Chi phối 2/3 trước lưỡi.
- Tuyến lệ, tuyến nước bọt: Điều tiết nước mắt và nước bọt.
- Cảm giác, thính giác: Hỗ trợ một phần cảm giác da mặt và truyền tín hiệu âm thanh từ tai.
Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao?
Khi dây thần kinh này bị tổn thương, có thể gây liệt mặt (một phần hoặc toàn bộ), kèm theo:
- Mất khả năng cử động nửa mặt, khó nhắm mắt, miệng méo, chảy dãi.
- Khô mắt, khô miệng do giảm tiết nước mắt, nước bọt.
- Suy giảm vị giác, tăng nhạy cảm với âm thanh, đau tai.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân:
- Tác nhân môi trường: Nhiễm lạnh, trúng gió.
- Nhiễm trùng, viêm nhiễm: Viêm tai giữa, viêm mũi họng kéo dài.
- Chấn thương: Ảnh hưởng đến vùng thái dương, xương chũm.
- Bệnh lý nền: Tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Yếu tố lối sống: Căng thẳng, thức khuya, uống rượu bia thường xuyên.
Liệt dây thần kinh số 7 có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Liệt dây thần kinh số 7 là gì? Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao? Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì? (hình từ Internet)
Bị liệt dây thần kinh số 7 nên kiêng gì? Người bệnh liệt dây thần kinh số 7 được giữ bí mật riêng tư trong khám chữa bệnh thế nào?
Để hỗ trợ quá trình hồi phục, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm và thói quen sinh hoạt không tốt, cụ thể:
(1) Kiêng thực phẩm làm trầm trọng triệu chứng
- Đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt): Gây kích thích thần kinh, dễ làm triệu chứng đau nhức, tê bì trầm trọng hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán: Làm tăng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, khiến quá trình phục hồi chậm hơn.
- Thực phẩm lạnh, đồ uống có đá: Có thể làm co mạch, khiến tình trạng liệt mặt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia, cà phê, thuốc lá: Các chất kích thích này có thể làm suy yếu hệ thần kinh, cản trở lưu thông máu đến vùng mặt, khiến bệnh kéo dài.
(2) Kiêng thói quen sinh hoạt không tốt
- Tránh tiếp xúc với gió lạnh, điều hòa mạnh: Cần giữ ấm vùng mặt, nhất là khi ra ngoài hoặc ngủ để tránh tình trạng co cơ, làm liệt mặt nặng hơn.
- Không thức khuya, căng thẳng quá mức: Stress và thiếu ngủ làm suy yếu hệ thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Tránh vận động mặt quá mức: Cố gắng cười rộng hoặc nhai mạnh có thể gây căng cơ không cần thiết, làm chậm quá trình phục hồi.
Ngoài việc kiêng cữ, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện nhẹ nhàng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi hiệu quả.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Người bệnh liệt dây thần kinh số 7 được giữ bí mật riêng tư trong khám chữa bệnh thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Khám chữa bệnh 2023 quy định về quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
- Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
- Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
- Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Người bệnh được quyền lựa chọn phương pháp trong khám, chữa bệnh không?
Căn cứ taij Điều 11 Luật Khám chữa bệnh 2023 quy định quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật này.
- Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự mới nhất đi tù bao nhiêu năm?
- Phép lặp là gì? Ví dụ về phép lặp từ ngữ? Chương trình giáo dục phổ thông có cần thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông không?
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài chính quy định nội dung gì? Kỳ báo cáo thống kê ngành tài chính được quy định thế nào?
- Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm?
- Cha mẹ muốn ủy quyền giám hộ con chưa thành niên cho anh em ruột của mình thì có được hay không?