Bảo vật quốc gia là gì? Ai có quyền sở hữu bảo vật quốc gia? Có được mua bán bảo vật quốc gia hay không?
Bảo vật quốc gia là gì? Ai có quyền sở hữu bảo vật quốc gia?
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định về Bảo vật quốc gia:
Điều 4
...
7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Đồng thời, căn cứ Điều 41a Luật Di sản văn hóa 2001 (được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009)
Điều 41a
1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
...
Và theo Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:
Điều 43
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
...
Như vậy, theo các quy định trên thì Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Để được công nhận là Bảo vật quốc gia thì phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc
Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc
Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc
Là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
Cũng theo quy định trên thì có 2 hình thức sở hữu Bảo vật quốc gia, đó là:
- Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác.
Bảo vật quốc gia là gì? Ai có quyền sở hữu bảo vật quốc gia? (Hình từ Internet
Có được mua bán bảo vật quốc gia hay không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia như sau:
Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.
4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.
Đối chiếu với quy định trên thì Nhà nước vẫn cho phép và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán bảo vật quốc gia.
Việc kinh doanh bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Mua bán bảo vật quốc gia có cần chứng chỉ hành nghề không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 98/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 142/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 142/2018/NĐ-CP) quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
c) Có cửa hàng để trưng bày.
d) Bị bãi bỏ.
2. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;
b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;
c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;
...
Theo quy định, chủ cửa hàng mua bán bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia;
- Có cửa hàng để trưng bày.
Như vậy, để được phép mua bán bảo vật quốc gia thì chủ cửa hàng cần có chứng chỉ hành nghề kinh doanh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?