Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? Chính sách Nhà nước? Các hành vi bị cấm?
Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.
3. Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
(1) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
(2) Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.
(3) Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.
Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải tuân thủ theo nguyên tắc nào? (Hình từ internet)
Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.
2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.
5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hiện nay có 5 chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:
(1) Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.
(2) Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
(3) Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
(4) Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.
(5) Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với việc sử dụng năng lương được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định rằng:
Các hành vi bị cấm
1. Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.
2. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì mục đích vụ lợi.
4. Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
5. Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì các hành vi nghiêm cấm đối với việc sử dụng năng lương được quy định như sau:
(1) Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.
(2) Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
(3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì mục đích vụ lợi.
(4) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
(5) Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bán truyện khiêu dâm trên các trang web có thể bị phạt tù đến 15 năm? Chỉ chia sẻ truyện khiêu dâm có phạm pháp không?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 14 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 14 4 2025?
- Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh ở nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? Biện pháp khắc phục hậu quả thế nào?
- Mục tiêu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 30? 06 Nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố HCM thời kỳ 21 30?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh sau sáp nhập xã? Nhiệm kỳ của khóa HĐND?