Hoạt động thanh tra Công an nhân dân chỉ được thực hiện theo kế hoạch? Nguyên tắc hoạt động thanh tra Công an nhân dân?
Hoạt động thanh tra Công an nhân dân chỉ được thực hiện theo kế hoạch?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về phương thức hoạt động thanh tra Công an nhân dân như sau:
Hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra
1. Hoạt động thanh tra Công an nhân dân được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an và Công an đơn vị, địa phương;
b) Yêu cầu của Thủ trưởng Công an có thẩm quyền;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền và phạm vi quản lý của Bộ Công an;
d) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân;
đ) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động thanh tra Công an nhân dân được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Lưu ý: Căn cứ ra quyết định thanh tra Công an nhân dân phải có một trong các căn cứ sau đây:
- Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an và Công an đơn vị, địa phương;
- Yêu cầu của Thủ trưởng Công an có thẩm quyền;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền và phạm vi quản lý của Bộ Công an;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của lực lượng Công an nhân dân;
- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thanh tra Công an nhân dân chỉ được thực hiện theo kế hoạch? Nguyên tắc hoạt động thanh tra Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật Thanh tra.
Theo đó, căn cứ Điều 50 Luật Thanh tra 2022 thì trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
- Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì không thông báo việc công bố quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật Thanh tra 2022;
- Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì việc công bố quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản về hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra; trường hợp đối tượng thanh tra cố tình vắng mặt thì Trưởng đoàn thanh tra lập biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và tiếp tục thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
- Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Thanh tra 2022; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra Công an nhân dân như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra Công an nhân dân
1. Hoạt động thanh tra Công an nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc theo quy định của Luật Thanh tra.
2. Hoạt động thanh tra Công an nhân dân được tiến hành theo Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra chấp hành nghiêm theo điều lệnh Công an nhân dân và các quy định khác của Bộ Công an.
Và, căn cứ Điều 4 Luật Thanh tra 2022 quy định nguyên tắc thanh tra như sau:
- Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Lưu ý: Căn cứ Điều 3 Nghị định 164/2024/NĐ-CP, cơ quan thanh tra Công an nhân dân có chức năng sau: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra Công an nhân dân giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa tại tỉnh Bình Thuận kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/2025)?
- Mẫu tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất được ban hành tại phụ lục II kèm theo Thông tư 40?
- Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc? Có cần giấy khám sức khỏe khi đi phỏng vấn xin việc?
- 05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
- Mức hình phạt cao nhất đối với tội phạm cướp ngân hàng? Biết rõ tội phạm chuẩn bị cướp ngân hàng nhưng không tố giác có bị đi tù?