Bao nhiêu tuổi thì phải đổi thẻ căn cước? Đi làm thẻ căn cước được mặc đồ gì đúng quy định pháp luật?
Ai được cấp thẻ căn cước?
Căn cứ khoản 1, 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
…
1. Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.
…
11. Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
…
Như vậy, có thể hiều thẻ căn cước là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam chứa đựng các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng, sinh trắc học của một người và các thông tin khác do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của pháp luật.
Đồng thới căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023 thì người được cấp thẻ căn cước bao gồm:
Người được cấp thẻ căn cước
1. Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
3. Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam. Bên cạnh đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước, còn đối với công dân dưới 14 tuổi được quyền cấp thẻ theo nhu cầu.
Bao nhiêu tuổi thì phải đổi thẻ căn cước?
Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước
1. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
2. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Tuy nhiên đối với những người được cấp, đổi thẻ căn cước trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Ví dụ: Nếu 2 người A và B sinh năm 2024:
- A được cấp căn cước lần đầu vào năm 2035 (năm 11 tuổi) thì đến năm 2038 A phải thực hiện cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi.
- Còn B được cấp căn cước lần đầu vào năm 2037 (năm 13 tuổi) thì thẻ căn cước của B vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo (năm 25 tuổi) và phải làm thủ tục đổi thẻ căn cước vào năm 2049 khi B đủ 25 tuổi.
Bao nhiêu tuổi thì phải đổi thẻ căn cước? Đi làm thẻ căn cước được mặc đồ gì đúng quy định pháp luật? (Hình từ internet).
Đi làm thẻ căn cước được mặc đồ gì đúng quy định pháp luật?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp đổi thẻ căn cước như sau:
Thu nhận thông tin công dân
…
4. Chụp ảnh chân dung của công dân
Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
…
Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể trang phục khi đi làm thẻ căn cước, tuy nhiên nên mặc trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không đeo kính, rõ mặt, rõ hai tai để chụp ảnh chân dung cho thẻ căn cước của công dân.
Ngoài ra, đối với công dân theo tôn giáo, dân tộc thì trang phục khi đi làm thẻ căn cước có thể là lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Khuyến nghị: Để đảm bảo trang phục khi đi làm thẻ căn cước đúng quy định là “nghiêm túc, lịch sự” thì nên mặc sơ mi, màu trắng càng tốt để tạo độ sáng khi chụp hình (tất nhiên màu khác không bị cấm).
Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Căn cước 2023 thì nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật Căn cước 2023 tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?