Báo cáo phương pháp thử áp dụng cho thanh thép cốt có đầu neo dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông có những thông tin nào?
Báo cáo phương pháp thử áp dụng cho thanh thép cốt có đầu neo dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông có những thông tin nào?
Theo quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13684-2:2023 (ISO 15698-2:2012) về Thép cốt bê tông - Thanh thép cốt có đầu neo - Phần 2: Phương pháp thử thì
Phòng thí nghiệm thử phải phát ra báo cáo có các thông tin sau:
- Nhận biết phòng thí nghiệm thử;
- Nhận biết nhà sản xuất sản phẩm được thử;
- Tên và ký hiệu sản phẩm;
- Lõi thép và cấp độ dẻo của thép làm cốt bê tông với viện dẫn ISO 6935 hoặc tiêu chuẩn được chấp nhận khác;
- Loại cốt thép và nhà máy cán thép;
- Diện tích tương đối của gân nếu là nhóm B1;
- Số hiệu của tiêu chuẩn này và kiểu phương pháp thử;
- Đường kính danh nghĩa của thanh và các kích thước của đầu thanh được thử;
- Cấp độ bền của bê tông;
- Độ bền nén của khối bê tông hình trụ tại ngày thử và tuổi thọ của mẫu thử;
- Các thông số chính của lắp đặt thử nghiệm như lb, c và b và số lượng gia tăng của cốt bê tông bị chia tách, nếu có liên quan;
- Ngày thử;
- Tất cả các kết quả thử;
- Mô tả các dạng phá hủy;
- Loại hoặc nhóm được kiểm tra.
Báo cáo phương pháp thử áp dụng cho thanh thép cốt có đầu neo dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông có những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung của việc thử truyền tải trọng như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13684-2:2023 (ISO 15698-2:2012) về Thép cốt bê tông - Thanh thép cốt có đầu neo - Phần 2: Phương pháp thử thì:
Quy định chung của việc thử truyền tải trọng như sau:
Quy định các phương pháp để thử khả năng truyền một lực quy định cho bê tông xung quanh qua thanh thép cốt bê tông có đầu và xác định các đặc tính neo giữ các phép thử được sử dụng là thử kéo để kiểm tra:
- Cỡ kích thước và hình dạng của bề mặt tựa của đầu thanh;
- Độ cứng vững neo giữ;
- Độ bền của mối nối đầu thanh với thân thanh trong các điều kiện thực tế;
- Chiều dài liên kết bổ sung yêu cầu và tác động hợp thành của đầu thanh và mối nối liên kết (chỉ dùng cho các đầu thanh nhóm B1).
Các thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và xác định chủng loại của các thanh thép cốt có đầu neo. Phép thử với đầu thanh được đưa vào trong bê tông không chỉ bị giới hạn cho sự phá hủy trong mối đầu thanh với thân thanh hoặc trong bản thân thanh mà còn bao gồm cả sự vỡ vụn hoặc biến dạng không đàn hồi quá mức của bê tông xung quanh.
Phải thực hiện tất cả các phép thử trên các thanh thép cốt có đầu neo được chế tạo hoặc lắp ráp theo cùng một cách như đã được chuẩn bị cho sử dụng bình thường trong kết cấu. Mỗi thử nghiệm phải bao gồm tối thiểu là ba mẫu thử.
Việc lắp đặt thử nghiệm với thanh thép cốt có đầu neo trong không khí được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13684-2:2023 (ISO 15698-2:2012) về Thép cốt bê tông - Thanh thép cốt có đầu neo - Phần 2: Phương pháp thử thì:
Việc lắp đặt thử nghiệm với thanh thép cốt có đầu neo trong không khí được quy định như sau:
Về quy định chung:
Quy định một phương pháp khác để thử nghiệm khả năng truyền lực quy định từ thanh cho đầu thanh khi đã kiểm tra sự thích hợp của đầu thanh cho truyền lực vào trong bê tông có thể sử dụng phương pháp này nếu các điều kiện cho trong 7.2.1 của TCVN 13684-1 (ISO 15698-1) được đáp ứng.
Phép thử được thực hiện là một phép thử kéo được dự định sử dụng để kiểm tra độ bền của mối nối đầu thanh với thân thanh trong các điều kiện gần đúng với thực tế.
Về lắp đặt thử nghiệm:
Mẫu thử phải được đặt thẳng đứng với bề mặt tựa của đầu thanh tựa trên bề mặt đã có lỗ ở giữa của thiết bị kéo. Có kích thước và hình dạng của lỗ phụ thuộc vào cỡ kích thước và hình dạng của đầu thanh như đã cho dưới đây, xem Hình 2. Phải tác dụng lực kéo vào đầu mút nhô ra của thanh thép cốt bê tông.
- Đầu vuông: lỗ tròn A có đường kính Dc = 0,72 lần chiều dài cạnh của đầu thanh.
- Đầu hình chữ nhật: lỗ tròn a có đường kính Dc = (0,52 + 0,2αA) - DH,max, ở đây αA là tỷ lệ dạng bề ngoài của đầu thanh và DH,max là chiều dài cạnh lớn hơn của đầu thanh (xem TCVN 13684-1 (ISO 15698- 1). 6.1).
- Đầu tròn: lỗ tròn A có đường kính Dc = 0,69 lần đường kính đầu thanh.
Chú thích: Có kích thước và hình dạng của lỗ bệ đó được thiết kế sao cho tải trọng tác dụng theo đường dọc theo mép lỗ tạo ra các ứng suất uốn gần như xấp xỉ nhau trong đầu thân như khi bề mặt tựa của đầu thanh chịu tác dụng của một tài trọng phân bổ đều.
Hình 2. Ví dụ về các lỗ bệ đỡ đầu thanh
Đối với các đầu thanh dài có tỷ số cạnh nhỏ hơn 0,5 (ví dụ với uốn một chiều), hai bệ đỡ với khoảng hở w = 0,55 DH,max có thể được sử dụng như trong Hình 3.
Hình 3. Bệ đỡ lựa chọn cho các đầu thanh có tỷ lệ hình dạng nhỏ hơn 0,5
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?