Kinh doanh giao dịch từ xa có cần cung cấp thông tin địa chỉ của cá nhân xử lý việc đổi sản phẩm hay không?
Giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện ở đâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 giải thích thuật ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;
c) Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
5. Giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.
6. Cung cấp dịch vụ liên tục là việc cung cấp dịch vụ có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.
...
Theo đó, giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.
Kinh doanh giao dịch từ xa có cần cung cấp thông tin địa chỉ của cá nhân xử lý việc đổi sản phẩm hay không? (Hình từ Internet)
Kinh doanh giao dịch từ xa có cần cung cấp thông tin địa chỉ của cá nhân xử lý việc đổi sản phẩm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa
1. Khi thực hiện giao dịch từ xa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp chính xác và đầy đủ cho người tiêu dùng các thông tin sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có);
b) Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân;
c) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d) Chi phí giao hàng (nếu có);
đ) Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
e) Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch;
g) Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;
h) Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
i) Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này;
k) Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết;
l) Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
…
Theo đó, cung cấp thông tin xử lý việc đổi sản phẩm là trách nhiệm của cá nhân kinh doanh trong giao dịch.
Như vậy, khi kinh doanh giao dịch từ xa cá nhân kinh doanh cần cung cấp thông tin địa chỉ xử lý việc đổi sản phẩm.
Cần cung cấp những thông tin gì đối với quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa
1. Trường hợp cung cấp thông tin về quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thông tin phải có các thông tin sau:
a) Thời hạn cụ thể cho phép người tiêu dùng được thực hiện đổi, trả;
b) Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình;
c) Thông tin liên hệ của bộ phận có trách nhiệm xử lý trong trường hợp người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại về việc thực hiện quy trình này.
2. Trường hợp cung cấp thông tin về quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, thông tin phải có các thông tin sau:
a) Phương thức tiếp nhận phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng;
b) Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình;
c) Các trường hợp được ưu tiên tiếp nhận, giải quyết;
d) Hướng dẫn về thông tin, tài liệu cần cung cấp để phục vụ quá trình tiếp nhận, giải quyết (nếu có).
Theo đó, đối với quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa phải cung cấp thông tin sau:
- Thời hạn cụ thể cho phép người tiêu dùng được thực hiện đổi, trả;
- Các bước và thời hạn thực hiện từng bước trong quy trình;
- Thông tin liên hệ của bộ phận có trách nhiệm xử lý trong trường hợp người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại về việc thực hiện quy trình này.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hoa hậu phạm tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng bị phạt cao nhất mấy năm tù? Căn cứ quyết định hình phạt tù, hình phạt tiền?
- Những câu nói hay về tuổi học trò cấp 3? STT hay về học sinh cấp 3 ngắn gọn? Nhiệm vụ và Quyền của học sinh cấp 3?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thi công đấu nối tạm thời vào đường tỉnh? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những gì?
- Lời chúc chia tay học sinh mầm non? Lời chia tay của cô giáo với học sinh mầm non? Khung kế hoạch thời gian năm học 24 25 theo Quyết định 2045 thế nào?
- Khi cải tạo lại nhà chung cư có cần lập kế hoạch dự kiến nguồn vốn để thực hiện dự án cải tạo không?