Ai có quyền khiếu nại trong lĩnh vực lao động? Quyền của người sử dụng lao động trong khiếu nại lao động?
Ai có quyền khiếu nại trong lĩnh vực lao động theo quy định hiện nay?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có các loại khiếu nại về lao động như sau:
- Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp là việc người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp xem xét lại quyết định, hành vi về giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là việc người lao động, theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xem xét lại quyết định, hành vi về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khiếu nại về việc làm là việc người lao động theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm xem xét lại quyết định, hành vi về việc làm của các tổ chức liên quan đến việc làm khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về việc làm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực hiện quyền khiếu nại.
- Người bị khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người sử dụng lao động; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chủ doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; người đứng đầu tổ chức liên quan đến việc làm có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.
Như vậy, người có quyền khiếu nại trong lĩnh vực lao động bao gồm: người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người tham gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Ai có quyền khiếu nại trong lĩnh vực lao động? Quyền của người sử dụng lao động trong khiếu nại lao động? (Hình từ Internet)
Quyền của người sử dụng lao động trong khiếu nại về lĩnh vực lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền đưa ra chứng cứ; được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại; được yêu cầu cung cấp thông tin; nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, khởi kiện tại Tòa án.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khiếu nại về lĩnh vực lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người sử dụng lao động nghĩa vụ:
- Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
- Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần một, tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện, chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại cá nhân, cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai, cung cấp thông tin tài liệu liên quan, giải trình và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết có hiệu lực.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120?
- 05 đoạn văn nói về sở thích của em dành cho học sinh lớp 4? Chương trình, kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 4?
- Ngày 19 tháng 4 là ngày gì? Ngày 19 tháng 4 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 4 là ngày mấy âm lịch? Ngày 19 tháng 4 có phải lễ lớn?
- Lời dẫn chương trình Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4? Mẫu lời dẫn chương trình Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 bao gồm những gì?