Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của Biên dịch viên hạng 1 ra sao?
Nhiệm vụ của Biên dịch viên hạng 1 là gì?
Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức lập kế hoạch đề tài, tin, bài trong lĩnh vực được giao;
b) Tổ chức và dịch các thể loại có độ phức tạp cao về nội dung như các văn kiện chính trị, luật, các công cụ tra cứu;
c) Hiệu đính các bản dịch của các biên dịch viên hạng thấp hơn;
d) Chỉ dẫn các thuyết minh, các kỹ thuật, mỹ thuật đối với các loại hình báo chí hoặc xuất bản phẩm;
đ) Tổng kết nghiệp vụ biên dịch, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật báo chí và xuất bảnphẩm;
e) Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các biên dịch viên hạng thấp hơn;
g) Chuẩn bị nội dung và dịch cho các hội thảo nghiệp vụ trong nước và quốc tế.
...
Theo đó, Biên dịch viên hạng 1 phải thực hiện những nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.
Yêu cầu đối với viên chức thi thăng hạng lên Biên dịch viên hạng 1 là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của Biên dịch viên hạng 1 ra sao?
Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ, những tiến bộ và sự phát triển về ngôn từ và văn phong của ngoại ngữ được phân công biên dịch;
c) Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên phù hợp với vị trí việc làm;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên dịch viên.
...
Theo đó, Biên dịch viên hạng 1 phải đáp ứng 03 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên phù hợp với vị trí việc làm;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên dịch viên.
Yêu cầu đối với viên chức thi thăng hạng lên Biên dịch viên hạng 1 là gì?
Tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định như sau:
Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì biên dịch ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Theo đó, viên chức thi thăng hạng lên Biên dịch viên hạng 1 phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Biên dịch viên hạng 2 hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghề nghiệp Biên dịch viên hạng 2 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Biên dịch viên hạng 2 hoặc tương đương đã chủ trì biên dịch ít nhất 02 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?