Xét tuyển đại học 2025: Chính thức bỏ xét tuyển sớm từ 05/05/2025? Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có được xét tuyển công chức không?
Xét tuyển đại học 2025: Chính thức bỏ xét tuyển sớm từ 05/05/2025, cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, các cơ sở đào tạo có kế hoạch xét tuyển sớm đối với một số phương thức tuyển sinh, tổ chức cho thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
Trong đó, xét tuyển sớm là xét tuyển các phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT. Phương thức này sử dụng những hình thức xét tuyển như: xét học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển sinh đặc thù, và các hình thức ưu tiên theo quy định riêng của từng trường.
Xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT. Về mặt thời gian của xét tuyển sớm là trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên lúc đó chưa thể dùng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, ngày 19/3/2025, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Trong đó, tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT đã bãi bỏ quy định "Tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm" tại Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Như vậy, từ ngày 05/05/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học. Tất cả các phương thức xét tuyển sẽ được thực hiện đồng thời theo lịch chung do Bộ quy định.
Xét tuyển đại học 2025: Chính thức bỏ xét tuyển sớm từ 05/05/2025?
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có được xét tuyển công chức không?
Tại Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức
1. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
2. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo đó, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thuộc diện xét tuyển công chức. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Sinh viên học ngành nào được giảm hơn 50% học phí?
Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, sinh viên học các ngành sau sẽ được giảm hơn 50% là 70% học phí khi học các ngành nghề bao gồm:
- Sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
- Sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền vẫn được giảm 70% học phí mà không quy định về ngành học.




- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?
- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?