Xét tặng và công bố danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho các nhà giáo vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có đúng không?
Xét tặng và công bố danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho các nhà giáo vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có đúng không?
Căn cứ tại Điều 64 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.
2. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;
c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
3. Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;
c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
5. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, nhà giáo được xét tặng và công bố danh hiệu Nhà giáo ưu tú vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xét tặng và công bố danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho các nhà giáo vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có đúng không?
Thẩm quyền trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng:
Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm:
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”, “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Hữu nghị”;
b) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”; “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; “Anh hùng Lao động”; “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”;
c) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
d) Huy chương: “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Huy chương Hữu nghị”; “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”;
đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
e) “Cờ thi đua của Chính phủ”;
g) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Việc trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ban, ngành, tỉnh; danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, Thẩm quyền trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú thuộc về bộ, ban, ngành, tỉnh.
Mẫu huy hiệu Nhà giáo ưu tú hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 97 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng:
Mẫu huy hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
1. Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Nhà giáo nhân dân”, màu vàng đối với huy hiệu “Nhà giáo ưu tú”, viền ngoài màu vàng.
2. Thân huy hiệu: Hình tròn đường kính bằng 35 mm, ở giữa là cây bút và quyển vở trên nền màu xanh lá cây, hai bên có bông lúa vàng, phía trên có dòng chữ “Nhà giáo nhân dân” hoặc “Nhà giáo ưu tú” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Theo đó, mẫu huy hiệu Nhà giáo ưu tú hiện nay được quy định:
- Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu màu vàng cờ đối với huy hiệu Nhà giáo ưu tú.
- Thân huy hiệu: Hình tròn đường kính bằng 35 mm, ở giữa là cây bút và quyển vở trên nền màu xanh lá cây, hai bên có bông lúa vàng, phía trên có dòng chữ "Nhà giáo ưu tú" màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?