Xá lợi Phật là gì? Lễ Phật đản 2025 được tổ chức tới khi nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Xá lợi Phật là gì?
Hiện nay, không có một tài liệu nào có thể định nghĩa cụ thể về "xá lợi Phật là gì". Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, khi các bậc tu hành mất đi, sau khi trải qua thiêu, một phần nào đó trong cơ thể của họ còn xót lại những tinh thể, có thể là từ xương, răng,... Những thứ tinh thể ấy chính là xá lợi Phật.
Ở tầng ý nghĩa cao hơn, nhiều người tin rằng xá lợi là trí tuệ và đức hạnh của người chân tu. Do đó, xá lợi được xem là bảo vật của tín đồ Phật giáo, mang lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho họ.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Xá lợi Phật là gì? Lễ Phật đản 2025 được tổ chức tới khi nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)
Lễ Phật đản 2025 được tổ chức tới khi nào?
Theo Thông báo 41/TB-HĐTS năm 2025 có đề cập việc Hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 như sau:
Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới. Đại lễ Vesak kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, Thành đạo, và nhập Niết bàn. Đại lễ Vesak đã được Liên hợp quốc có nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình từ năm 1999. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đều được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc và tại các quốc gia hằng năm.
Về thời gian tổ chức Lễ Phật đản 2025:
Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1-4 đến 15-4-Ất Tỵ (tức từ 28-4 – 12-5-2025).
Lưu ý không tổ chức Đại lễ trùng với Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11-4-Ất Tỵ (tức từ 6 – 8-5-2025) ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. Trong đó, chính lễ Phật đản 2025 là:
- Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (5-5-2025)
- Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (12-5-2025)
Chung quy lại, Lễ Phật đản 2025 bắt đầu từ ngày 1 4 2025 và được tổ chức tới ngày 15 4 2025 ( tức là từ ngày 28 4 2025 dương lịch đến 12 5 2025 dương lịch).
Xem chi tiết Thông báo 41/TB-HĐTS năm 2025 tải về
Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 trong một số trường hợp sau:
- Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình.
Xem thêm: Quả Phật thủ là gì? Hướng dẫn chọn quả Phật thủ đẹp để bày bàn thờ Thần Tài
Quyền của người lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền của người lao động như sau:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.




- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?
- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?