Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;
c) Bị hợp nhất, bị sáp nhập.
2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng đã ký với người lao động, thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết; trường hợp không thể thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết thì phải thỏa thuận với người yêu cầu về việc thực hiện các hợp đồng đó.
Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
3. Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
...
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt hoạt động;
- Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định;
- Bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Việc giải quyết khiếu nại về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại; tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại; thành lập, đăng ký hoạt động, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại về tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
a) Khiếu nại về việc ra hoặc không ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại:
Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
...
Theo đó, việc giải quyết khiếu nại về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại.
Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Văn phòng Thừa phát lại
...
4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại khi đáp ứng điều kiện gì?
Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại được quy định thế nào?
Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày nào?
Trường hợp nào Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động?
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào tiêu chí nào?
Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Thời gian tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là bao lâu?
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?