Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?

Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam được ký vào thời gian nào?

Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được thành lập ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều lần đổi tên: từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến Việt Nam Giải phóng quân, đến Vệ quốc đoàn và Quân đội Quốc gia Việt Nam (Sắc lệnh số 71/SL ngày 22/5/1946).

Theo Công văn số 400 – TTg ngày 23/9/1954 của Thủ tướng Phủ gửi các bộ, các ủy ban hành chính liên khu và khu, các đoàn thể với nội dung: “Quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nay gọi thống nhất là “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”.

công văn 400

Hình ảnh Công văn số 400 – TTg ngày 23/9/1954

Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?

Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?

Căn cứ tại Mục 5 Phần I Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 có nêu về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như sau:

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
...
5. Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[7]. Truyền thống đó được thể hiện:
- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.
- Gắn bó máu thịt với Nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Đoàn kết nội bộ; cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu, giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.
- Kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
- Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, cần, kiệm xây dựng Quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.
- Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.
- Luôn luôn nêu cao tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, ứng xử chuẩn mực, tinh tế.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

Theo đó có thể thấy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát cô động trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Chức năng của Quân đội Nhân dân Việt Nam là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:

Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan

Theo đó, Quân đội nhân dân có 03 chức năng sau:

- Đội quân chiến đấu: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Đội quân lao động, sản xuất: Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước.

- Đội quân công tác: Thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu ra sao?
Lao động tiền lương
Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào? Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn chung là gì?
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng gì hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
Lao động tiền lương
Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?
Lao động tiền lương
10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
Lao động tiền lương
Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân đúng không?
Lao động tiền lương
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng gì?
Lao động tiền lương
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quân đội Nhân dân Việt Nam
263 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào