Ủy ban nhân dân là gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

Hiện nay, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những gì?

Ủy ban nhân dân là gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025?

Căn cứ Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định ủy ban nhân dân như sau:

- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân ở nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Ủy ban nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Ủy ban nhân dân khóa mới.

- Chính phủ lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân; ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân.

Ủy ban nhân dân là gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025?

Ủy ban nhân dân là gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân có cơ cấu tổ chức ra sao?

Căn cứ Điều 37 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định Ủy ban nhân dân có cơ cấu tổ chức như sau:

- Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định khung số lượng Phó Chủ tịch, số lượng Ủy viên Ủy ban nhân dân các cấp, khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; trình tự, thủ tục đề nghị Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ủy ban nhân dân, bảo đảm liên thông, kết nối với thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân; trình tự, thủ tục điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

Căn cứ Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp 2013 và pháp luật ở địa phương;

+ Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; về thực hiện cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực ở địa phương; tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực tài chính, đầu tư, đất đai, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, nội vụ, lao động, văn hóa, thông tin, du lịch, thể dục thể thao, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạt động đối ngoại; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất;

+ Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

+ Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa phương;

+ Chỉ đạo việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương;

+ Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;

+ Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;

+ Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dân cư đô thị; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Ủy ban nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ủy ban nhân dân là gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Lao động tiền lương
Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được bao nhiêu thành viên tán thành? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân gồm những gì?
Lao động tiền lương
Ủy ban nhân dân họp chuyên đề khi nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Lao động tiền lương
Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng mấy lần? Việc điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Địa chỉ của UBND tỉnh Vĩnh Phúc? UBND tỉnh có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Địa chỉ của UBND tỉnh Sóc Trăng ở đâu? Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Sóc Trăng gồm những ai?
Lao động tiền lương
Địa chỉ của UBND tỉnh Kon Tum? Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Kon Tum là bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Địa chỉ của UBND tỉnh Bắc Ninh? Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Bắc Ninh là bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Địa chỉ của UBND tỉnh Nam Định? Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Nam Định là bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Địa chỉ của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là ở đâu? Số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được quy định là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ủy ban nhân dân
77 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào