Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam quý 3 năm 2023 có biến động không?
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam quý 3 năm 2023 có biến động không?
Ngày 29/9/2023, Tổng Cục Thống kê công bố thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023.
So với quý trước, thất nghiệp quý III tăng về số lượng và không thay đổi về tỷ lệ.
Trong bối cảnh tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo thấp hơn so với năm trước, do sức cầu tại các nền kinh tế phát triển đang yếu đi và tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc, các doanh nghiệp và thị trường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng bất lợi từ khó khăn của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, do đặc trưng của thị trường lao động Việt Nam có tỷ lệ phi chính thức cao nên mặc dù có một số doanh nghiệp cắt giảm hoặc giãn, hoãn lao động nhưng thất nghiệp chung biến động không nhiều so với quý trước.
Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 khoảng 1,08 triệu người, tăng 6,3 nghìn người so với quý trước và tăng 22,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 là 2,30%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới 3% (quý III năm 2022 là 2,79%, quý I năm 2023 là 2,66% và quý II năm 2023 là 2,75% và quý III năm 2023 là 2,78%).
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý giai đoạn 2020-2023
Tính chung 9 tháng năm 2023, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 1,07 triệu người, giảm 13,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2023 là 2,28%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng, giai đoạn 2019-2023
Số lao động bị mất việc trong quý III năm 2023 là 118,4 nghìn người, giảm 99,4 nghìn người so với quý trước. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày và chủ yếu tập trung ở hai tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ là Bình Dương (khoảng 33,6 nghìn người) và Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 34,6 nghìn người).
So với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) và tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, hai tỷ lệ này đều giảm.
Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng Cục Thống kê: Tại đây
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam quý 3 năm 2023 có biến động không? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm thất nghiệp có bao gồm chế độ hỗ trợ học nghề không?
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo đó có 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp, một trong số đó là hỗ trợ học nghề.
Người lao động tham gia gói bảo hiểm thất nghiệp được tạo cơ hội học nghề như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ học nghề như sau:
Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề
a) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
b) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
...
Như vậy, người lao động được nhận mức hỗ trợ học nghề trong gói bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Đối với người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
Xem chi tiết Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023 của Tổng Cục Thống kê: Tại đây
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?