Tư pháp hộ tịch cấp xã nhận những phụ cấp gì từ tháng 8 năm 2023?
Tư pháp hộ tịch cấp xã là cán bộ hay công chức?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Theo đó, Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã.
Tư pháp hộ tịch cấp xã nhận những phụ cấp gì từ tháng 8 năm 2023? (Hình từ Internet)
Tư pháp hộ tịch cấp xã nhận những phụ cấp gì từ tháng 8 năm 2023?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung, cụ thể như sau:
Phụ cấp thâm niên vượt khung
Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, công chức Tư pháp hộ tịch được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Căn cứ Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh như sau:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.
2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Theo đó, công chức Tư pháp hộ tịch kiêm nhiệm chức vụ, chức danh công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp công chức Tư pháp hộ tịch kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Ngoài ra nếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì còn có thể được hưởng các phụ cấp khác theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP.
Công chức Tư pháp hộ tịch phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
...
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
...
Theo đó, công chức Tư pháp hộ tịch phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo như sau:
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/8/2023.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?