Từ ngày 01/7/2023 mức lương của Kiểm toán viên sẽ thay đổi như thế nào?
Mã số ngạch của ngạch Kiểm toán viên là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Chức danh và mã số các ngạch kiểm toán viên nhà nước, gồm:
1. Ngạch Kiểm toán viên Mã số ngạch: 06.043
2. Ngạch Kiểm toán viên chính Mã số ngạch: 06.042
3. Ngạch Kiểm toán viên cao cấp Mã số ngạch: 06.041
Như vậy, theo khoản 1 Điều 4 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 thì Kiểm toán viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán viên được giao thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán chi tiết, tổng hợp.
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ được giao.
Kiểm toán viên có mã số ngạch là: 06.043.
Từ ngày 01/7/2023 mức lương của Kiểm toán viên sẽ thay đổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ hiện nay của Kiểm toán viên cần bảo đảm thực hiện là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên
...
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;
b) Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán, Đoàn Kiểm toán;
c) Tham gia lập biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán; kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán; tham gia kiểm soát, thẩm định dự thảo: kế hoạch kiểm toán, biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các văn bản khác theo nhiệm vụ được phân công; kiểm soát chất lượng kiểm toán;
d) Tham gia hoặc chủ trì xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiểm toán được phân công;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thành viên đoàn kiểm toán không phải là kiểm toán viên nhà nước của đoàn kiểm toán khi được phân công;
e) Kiểm toán viên khi được phân công làm Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
...
Như vậy, công chức giữ chức vụ Kiểm toán viên cần bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ được quy định như trên.
Tăng mức lương cơ sở thì mức lương của Kiểm toán viên sẽ là bao nhiêu?
Theo quy định tại Phụ lục 3 Bảng hệ số lương của Kiểm toán viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
Ghi chú:
Đối tượng áp dụng bảng lương cán bộ, công chức ngành Kiểm toán nhà nước như sau:
- Loại A3 gồm: Chuyên viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp và tương đương;
- Loại A2 gồm: Chuyên viên chính, Kiểm toán viên chính và tương đương;
- Loại A1 gồm: Chuyên viên, Kiểm toán viên và tương đương.
Như vậy, Kiểm toán viên có hệ số lương từ: 2.34 đến 4.98.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Kiểm toán viên được tính như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó Kiểm toán viên sẽ nhận mức lương là: 4.212.000 đồng/tháng và 8.964.000 đồng/tháng.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn đối với Kiểm toán viên hiện nay?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Kiểm toán viên phải có các tiêu chuẩn chung về phẩm chất quy định tại Điều 3 của quy định này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
b) Nắm được quy trình, nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước;
c) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên;
c) Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước.
...
Theo đó, công chức giữ chức vụ Kiểm toán viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo quy định trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?