Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc gì?
Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc gì?
Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương là viên chức đảm nhận nhiệm vụ quản lý, điều phối mọi công việc của phòng/ ban và thực hiện việc tham mưu trực tiếp cho Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập để đưa ra các quyết định:
(i) thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hoạt động;
(ii) thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo và các dịch vụ tư vấn.
Cụ thể căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành phòng | - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng/ ban theo tháng, quý, năm; - Tổ chức, phân công, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các viên chức và người lao động của phòng/ ban; - Xây dựng, đề xuất kế hoạch biên chế, đào tạo nhân sự của phòng/ ban; - Kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập về thay đổi, bổ sung giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng/ ban; - Quyết định các nội dung báo cáo trình Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập về công tác của phòng/ ban; - Quản lý hành chính đối với viên chức, người lao động và đánh giá đối với việc thực hiện của viên chức, người lao động trong phòng/ ban; - Chỉ đạo, giám sát việc phối hợp công tác với các phòng/ ban khác. - Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập với các nhiệm vụ được giao thực hiện. |
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng | - Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác. - Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng viên chức, người lao động. - Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng/ ban và đơn vị liên quan trong đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của phòng/ ban. - Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách. |
Quản lý nhân sự trong phòng | - Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá viên chức và người lao động theo phân cấp; - Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của phòng/ ban; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; báo cáo Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập để xin ý kiến. - Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa chính trị. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Thực hiện chế độ hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải thực hiện những công việc gì? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Được quyết định giao nhiệm vụ cho Phó Trưởng ban. |
4.3 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công của phòng/ ban Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập. |
Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 4 |
Tổ chức thực hiện công việc | 4 | |
Giao tiếp ứng xử | 4 | |
Quan hệ phối hợp | 4 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | 3 | |
Sử dụng ngoại ngữ | 3 | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng | 4 |
Khả năng hướng dẫn thực hiện | 4 | |
Khả năng hướng dẫn thực hiện | 4 | |
Khả năng phối hợp thực hiện | 4 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 4 |
Quản lý sự thay đổi | 4 | |
Ra quyết định | 4 | |
Quản lý nguồn lực | 4 | |
Phát triển viên chức | 4 |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?