Trường hợp người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng mà người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động thì sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, mức phạt đối với người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bằng 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Như vậy mức phạt tiền đối với người sử dụng là tổ chức là 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Trường hợp người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể về hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
+ Tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nếu nộp qua người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, nếu tự nộp thì hồ sơ là tờ khai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó thì tỷ lệ đóng bao hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025











- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Tiếp nhận cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới thì CBCC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 không?
- Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức, cụ thể như thế nào theo Công văn 1814?
- Sửa đổi Nghị định 178: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì hưởng những chế độ nào?