Trường hợp người lao động và công ty có thỏa thuận về việc thực hiện công việc bị pháp luật cấm trong hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào?
Trường hợp người lao động và công ty có thỏa thuận về việc thực hiện công việc bị pháp luật cấm trong hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Đồng thời, tại điểm c khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu khi công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
Như vậy, trường hợp người lao động và công ty thỏa thuận về việc thực hiện công việc bị pháp luật cấm trong hợp đồng lao động được xem là hành vi vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động và hậu quả dẫn đến là hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ.
Trường hợp người lao động và công ty có thỏa thuận về việc thực hiện công việc bị pháp luật cấm trong hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng lao động vô hiệu trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng lao động bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
* Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi:
- Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật.
Trường hợp này thực tế ít khi xảy ra vì ngày nay, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động đã được nâng cao. Đồng thời, không ít doanh nghiệp đã có ban pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ trong việc soạn thảo, xem xét hợp đồng trước khi tiến hành ký kết.
- Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.
Việc ký kết không đúng thẩm quyền hầu hết đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, cũng không phải không có trường hợp hợp đồng được ký với người không phải là đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ khác) của lao động dưới 15 tuổi.
Tuy nhiên, trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục nếu người có thẩm quyền công nhận kết quả ký kết của người không có thẩm quyền.
- Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm.
Công việc bị pháp luật cấm là những việc làm bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người, thậm chí là an ninh quốc gia, ví dụ như sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, pháo, thuốc nổ,…
* Hợp đồng vô hiệu từng phần khi:
Nội dung phần đó trái luật nhưng không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Ngoài ra, nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc làm hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động bị vô hiệu thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Lao động 2019.
Hợp đồng lao động giao kết với người chưa thành niên bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu.
Pháp luật lao động cho phép giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên. Tuy nhiên hợp đồng lao động giao kết với người chưa thành niên bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Toàn bộ hợp đồng lao động đó vi phạm pháp luật;
- Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm;
- Khi người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi giao kết hợp đồng lao động nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó thì hợp đồng lao động đó sẽ bị vô hiệu.
- Người chưa đủ 15 tuổi giao kết hợp đồng lao động nếu không có người đại diện theo pháp luật của người đó cùng giao kết thì hợp đồng lao động đó sẽ bị vô hiệu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?