Trường hợp nào được xem là tai nạn lao động chết người?
Trường hợp nào được xem là tai nạn lao động chết người?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo đó, tai nạn lao động chết người là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
- Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
- Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
- Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
Trường hợp nào được xem là tai nạn lao động chết người?
Thời hạn điều tra tai nạn lao động chết người là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định:
Thời hạn điều tra tai nạn lao động
1. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động:
a) Không quá 04 ngày đối với vụ tai nạn lao động nhẹ;
b) Không quá 07 ngày đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng một người;
c) Không quá 20 ngày đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người trở lên;
d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.
Trường hợp các vụ tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Điều tra hình sự tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Đối với tai nạn lao động có tình tiết phức tạp thì được gia hạn điều tra một lần, nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1, Điều này; trước khi hết hạn điều tra 05 ngày làm việc, trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ra quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động.
Theo đó thời hạn điều tra tai nạn lao động chết người sẽ không quá 30 ngày tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Trường hợp cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y thì thời hạn điều tra tai nạn lao động sẽ không quá 60 ngày tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Đối với các vụ tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm do cơ quan Điều tra hình sự tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Lưu ý: Với tai nạn lao động có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định đã nêu.
Tai nạn lao động chết người thì lưu trữ hồ sơ trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Theo đó, đối với vụ tai nạn lao động chết người thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian 15 năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?