Trường hợp không thể bố trí nghỉ hằng năm cho người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí thì phải xử lý như thế nào?
- Trường hợp không thể bố trí nghỉ hằng năm cho người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí thì phải xử lý như thế nào?
- Thời giờ làm việc tối đa của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí là bao nhiêu giờ?
- Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được làm thêm tối đa trong bao nhiêu giờ?
Trường hợp không thể bố trí nghỉ hằng năm cho người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí thì phải xử lý như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BCT có quy định:
Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật lao động.
2. Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.
Như vậy, trường hợp không thể bố trí nghỉ hằng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hằng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.
Đồng thời, thời gian nghỉ hằng năm của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí tuần theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
...
Theo đó, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định về bố trí ngày nghỉ hằng năm cho người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí theo quy định nêu trên.
Trường hợp không thể bố trí nghỉ hằng năm cho người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí thì phải xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc tối đa của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí là bao nhiêu giờ?
Tại Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BCT có quy định:
Thời giờ làm việc
Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:
1. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.
2. Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
Theo đó, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:
- Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.
- Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
Như vậy, thời giờ làm việc của người lao động vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí tối đa là 12 giờ/ngày
Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được làm thêm tối đa trong bao nhiêu giờ?
Tại Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BCT có quy định:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
4. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí không được quá 300 giờ trong 01 năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?