Trưởng công an xã không còn là công chức cấp xã từ ngày nào?
Trưởng công an xã không còn là công chức cấp xã từ ngày nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định về chức danh công chức cấp xã như sau:
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
...
3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14)
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
4. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.
Như vậy, Trưởng công an cấp xã được xem là chức danh công chức cấp xã đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
3. Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Theo quy định trên thì lộ trình tổ chức Công an xã chính quy ở các xã phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2022. Từ đây có thể thấy việc để Trưởng công an xã thuộc chức danh công chức cấp xã đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại và cần quy định mới phù hợp hơn.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về các chức danh của công chức cấp xã như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Như vậy từ ngày 01/8/2023 khi Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực, công chức cấp xã sẽ gồm 6 chức danh nêu trên và bỏ chức danh "Trưởng công an".
Theo Bộ Nội vụ, việc không quy định chức danh công chức Trưởng Công an xã là do đã bố trí Công an chính quy ở xã.
Như vậy, Trưởng công an xã không còn là công chức cấp xã từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
Trưởng công an xã không còn là công chức cấp xã từ ngày nào?
Cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng Công an xã là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
...
Theo đó với chủ trương chính quy hóa đội ngũ công an xã, Luật Công an nhân dân 2018 đã chính thức công nhận Trưởng Công an xã là một trong những chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân.
Theo Điều 5 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định:
Quan hệ công tác của Công an xã chính quy
1. Trưởng Công an xã chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Trưởng Công an cấp huyện về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an xã.
2. Trưởng Công an xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
3. Quan hệ giữa Công an xã với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn là quan hệ phối hợp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.
Theo đó Trưởng Công an xã chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Trưởng Công an cấp huyện. Đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, sự giám sát của HĐND cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, trên địa bàn.
Theo Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023) thì cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ Trưởng Công an xã là Trung tá.
Tức là ngang với các chức vụ khác như Tiểu đoàn trưởng, Đội trưởng và tương đương.
Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?