Trợ giảng hạng 3 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Trợ giảng hạng 3 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ tại Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về trình độ, năng lực đối với trợ giảng như sau:
(1) Yêu cầu về trình độ
- Trình độ đào tạo: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm
- Bồi dưỡng, chứng chỉ: Theo yêu cầu của đơn vị
- Phẩm chất cá nhân: Theo yêu cầu của đơn vị
- Các yêu cầu khác: Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến công việc chuyên môn được giao.
(2) Các năng lực đáp ứng theo từng cấp độ tương ứng:
- Nhóm năng lực chung
+ Đạo đức và bản lĩnh: 4-5
+ Tổ chức thực hiện công việc: 3-4
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 3-4
+ Giao tiếp ứng xử: 3-4
+ Quan hệ phối hợp: 3-4
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực chuyên môn:
+ Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, khả năng diễn giải và áp dụng kiến thức chuyên môn vào giảng dạy.
+ Nắm được thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành.
+ Năng lực phát triển chương trình: Khả năng hiểu biết về thiết kế và phát triển chương trình môn học, chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường lao động đối với năng lực của người tốt nghiệp.
+ Năng lực phát triển giảng dạy: Hiểu biết và khả năng áp dụng hiệu quả khoa học và công nghệ giáo dục hiện đại trong thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy và đánh giá người học; giúp người học phát huy tối đa tiềm năng và hoàn thành tốt yêu cầu của môn học.
+ Năng lực phát triển nghiên cứu: Khả năng nắm bắt xu hướng phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn; thiết kế các chương trình, đề tài và dự án nghiên cứu và huy động các nguồn lực để triển khai hiệu quả.
- Nhóm năng lực quản lý
+ Tư duy chiến lược: 2-3
+ Quản lý sự thay đổi: 2-3
+ Ra quyết định: 2-3
+ Quản lý nguồn lực: 2-3
+ Phát triển nhân viên: 2-3
Trợ giảng hạng 3 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?
Quy định các mối quan hệ công việc của Trợ giảng hạng 3 ra sao?
Căn cứ tại Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định các mối quan hệ công việc của trợ giảng như sau:
(1) Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp (số công chức thuộc quyền quản lý) | Các đơn vị phối hợp chính |
Lãnh đạo quản lý trực tiếp | Không | Các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục đại học |
(2) Bên ngoài:
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Các cơ sở giáo dục | Tham dự các hội nghị, hội thảo, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. |
Các tạp chí chuyên ngành trong, ngoài nước | Đăng bài, đảm bảo yêu cầu nghiên cứu khoa học. |
Các tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục. | Kết nối những nghiên cứu khoa học, tiến bộ của thế giới trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. |
Vị trí việc làm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT được xác định theo căn cứ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
a) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
b) Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP);
c) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục;
d) Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
đ) Đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm
Căn cứ xác định vị trí việc làm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định việc xác định vị trí việc làm theo căn cứ sau đây:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?