Trợ cấp thôi việc là gì? Có tính thuế TNCN đối với khoản trợ cấp thôi việc không?

Theo quy định hiện hành thì trợ cấp thôi việc là gì? Có tính thuế TNCN đối với khoản trợ cấp thôi việc không?

Trợ cấp thôi việc là gì?

Tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định.

Người lao động có thể nhận trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng lao động theo các căn cứ như hết hạn hợp đồng, hoàn thành công việc theo hợp đồng, hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

Mức trợ cấp thôi việc được tính dựa trên thời gian làm việc và tiền lương của người lao động. Cụ thể, mỗi năm làm việc, người lao động được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Tuy nhiên, có một số trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc, chẳng hạn như khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc bị sa thải vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Trợ cấp thôi việc giúp người lao động có thêm nguồn tài chính để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

Trợ cấp thôi việc là gì?

Thời gian làm việc thực tế để tính hưởng trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn xác định thời gian làm việc thực tế để tính hưởng trợ cấp thôi việc bao gồm:

- Thời gian đã trực tiếp làm việc;

- Thời gian thử việc;

- Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;

- Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

- Thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương (nghỉ phép, nghỉ lễ,...);

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Trợ cấp thôi việc có tính thuế TNCN hay không?

Tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
...

Như vậy, pháp luật quy định với các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công thì trường hợp khoản trợ cấp thôi việc nhận được cao hơn mức trợ cấp thôi việc theo quy định thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế thu nhập cá nhân. Còn không vượt mức thì sẽ không tính vào thuế thu nhập cá nhân.

Trợ cấp thôi việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người lao động được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Lao động tiền lương
Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc trong các trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất ra sao?
Lao động tiền lương
Mức trợ cấp thôi việc thấp nhất đối với công chức là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người lao động không được nhận trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có đúng không?
Lao động tiền lương
Thời gian tối đa được nhận trợ cấp thôi việc đối với công chức là bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Không được nhận trợ cấp thôi việc khi tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Được phép kéo dài thời gian chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
NLĐ nghỉ việc do hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp thôi việc
914 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào