Kết luận 127 Bộ Chính trị: Sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện với mục tiêu thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?

Chính thức Kết luận 127 Bộ Chính trị thực hiện xáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện sẽ được nghiên cứu triển khai với mục tiêu thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?

Kết luận 127 Bộ Chính trị: Sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện với mục tiêu thế nào?

Theo Mục 1 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 quy định thì Bộ Chính trị yêu cầu các cấp thực hiện triển khai nghiên cứu đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với yêu cầu mục tiêu như sau:

- Bảo đảm các nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu theo các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 18.

- Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

- Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào trung tuần tháng 4/2025.

- Các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện. Quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, không gián đoạn, không ảnh hưởng đến các hoạt động của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

- Tập trung quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, chủ động tham gia các nội dung, nhiệm vụ liên quan, nhất là quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

Như vậy các cấp thực hiện triển khai nghiên cứu định hướng sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) với mục tiêu bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Mới: Bộ Chính trị kết luận thống nhất về công tác cán bộ cấp xã, cấp huyện

Từ 1/7/2025 điều chỉnh tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang

Thôi việc ngay áp dụng cho đối tượng tinh giản biên chế có độ tuổi thế nào

Toàn bộ phương án cân đối nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương

Chốt chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho đối tượng thuộc Quân đội nhân dân

Xem chi tiết Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP: TẢI VỀ

Lưu ý: Hiện tại, việc sáp nhập tỉnh mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu định hướng và xây dựng đề án; chưa có quyết định chính thức về việc sáp nhập cụ thể tỉnh nào. Người dân cần thận trọng, tiếp nhận thông tin từ các nguồn chính thống và không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng để tránh gây hoang mang dư luận.

Kết luận 127 Bộ Chính trị: Sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện với mục tiêu thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?

Kết luận 127 Bộ Chính trị: Sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện với mục tiêu thế nào? (Hình từ Internet)

Sáp nhập tỉnh thì đổi tên đơn vị hành chính cần thủ tục gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:

1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;

- Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;

- Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;

- Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.

Sáp nhập đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Danh sách tỉnh thành, xã còn lại sau sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã theo Kết luận 127 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư triển khai thực hiện trong đề án, tờ trình được xác định theo căn cứ nào? Tỉnh vùng cao có bao nhiêu đại biểu HĐND?
Lao động tiền lương
Các tỉnh thành, xã được sáp nhập theo Kết luận 127 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong đề án, tờ trình được xác định theo căn cứ nào?
Lao động tiền lương
Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Danh sách sáp nhập tỉnh được xây dựng trong đề án phải dựa theo những căn cứ thế nào? Tỉnh miền núi, vùng cao có bao nhiêu đại biểu Hội đồng nhân dân?
Lao động tiền lương
Danh sách sáp nhập tỉnh thành theo Kết luận 127 năm 2025 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành triển khai thực hiện trong đề án, tờ trình bảo đảm tiến độ ra sao? Nguyên tắc xác định đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thế nào?
Lao động tiền lương
Sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được xây dựng trong đề án, danh sách sáp nhập tỉnh phải đảm bảo 3 nguyên tắc gì? Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Việc sáp nhập đơn vị hành chính phải đảm bảo điều kiện gì? Mức trợ cấp cho người hoạt động không chuyên trách tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Kết luận 127: Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã cần căn cứ dựa trên những yếu tố nào? Đại biểu HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Lao động tiền lương
Kết luận 127 Bộ Chính trị: Sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện với mục tiêu thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Kết luận 127: lộ trình bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 đối với bước xây dựng đề án như thế nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Lao động tiền lương
Sớm nộp đề án sáp nhập các tỉnh theo Kết luận 127, cụ thể ra sao? Thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo nguyên tắc nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập đơn vị hành chính
2,085 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào