Trình tự thực hiện tinh giản biên chế đối với viên chức có thay đổi theo Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế?
Tinh giản biên chế được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Trình tự thực hiện tinh giản biên chế đối với viên chức có thay đổi theo Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện tinh giản biên chế đối với viên chức có thay đổi theo Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế?
Căn cứ vào Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP.
Củ thể theo quy định tại Điều 13 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế dự kiến thay thế quy định tại Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định về trình tự thực hiện tinh giản biên chế như sau:
Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị theo từng giai đoạn (giai đoạn 2022-2026 và giai đoạn 2027-2030) theo quy định tại Điều 14 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trên cơ sở Đề án tinh giản biên chế từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả rà soát thực tế đối tượng tinh giản biên chế thì cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/01 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Riêng đối tượng tinh giản biên chế do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính hoặc bị kỷ luật thì lập danh sách bổ sung và dự toán số tiền trợ cấp của từng đối tượng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương)
a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;
b) Phê duyệt đề án tinh giản biên chế theo từng giai đoạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
c) Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hàng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế thuộc phạm vi quản lý.
d) Định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/01 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế thuộc thẩm quyền quản lý gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định. Riêng đối tượng tinh giản biên chế do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính hoặc bị kỷ luật thì lập danh sách bổ sung và dự toán số tiền trợ cấp của từng đối tượng tinh giản biên chế gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra.
3. Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.
4. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ, chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.
5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ, chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
Như vậy có thể thấy so với các quy định hiện hành thì theo dự thảo sắp tới sẽ giữ gần như những quy định cũ chỉ quy định thêm chính sách xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị theo 2 giai đoạn từ 2022 đến 2026 và từ 2027 đến 2030.
Thời hạn gửi kết quả thực hiện tinh giản biên chế viên chức về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế?
Theo quy định hiện nay tại Điều 16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP:
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm để kiểm tra theo quy định.
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm trước liền kề để kiểm tra theo quy định.
Theo đó tại khoản 1 Điều 15 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế ban hành ngày 08/03/2023 quy định như sau:
Thời hạn giải quyết tinh giản biên chế
1. Đối với các cơ quan tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, chức, viên chức
Chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối tượng tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm sau liền kề thuộc thẩm quyền quản lý; chậm nhất là ngày 31 tháng 5 hàng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối tượng tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, theo dự thảo sắp tới quy định về thời hạn giải quyết tinh giản biên chế sẽ thay đổi:
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm thay vì ngày 15 tháng 7 hàng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối tượng tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm sau liền kề thuộc thẩm quyền quản lý
- Chậm nhất là ngày 31 tháng 5 hàng năm thay vì ngày 15 tháng 01 hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối tượng tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm thuộc phạm vi quản lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?