Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?

Theo quy định của Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?

Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?

Mới: >> Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương

>> Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 1767 khi không đáp ứng 03 tiêu chí tại Nghị định 178

>> Ngừng áp dụng lương cơ sở 2,34 triệu đồng sau 2026 thì sẽ tăng lương cơ sở hay bỏ lương cơ sở

>> Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025 quy định:

MỘT SỐ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1. Về xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy là những cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, giải thể, kết thúc hoạt động, tiếp nhận hoặc điều chuyển chức năng nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị (sau đây gọi tắt là yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW). Theo đó, việc xác định cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được hiểu trong các trường hợp sau:
...
2. Về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW[1] thì căn cứ Đề án vị trí việc làm, Kế hoạch (hoặc Đề án tinh giản biên chế) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đã được ban hành, thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cùng với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thực hiện việc đánh giá, sàng lọc đưa ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị những người không đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ xác định đối tượng hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).
...

Theo đó, Công văn 1814 quy định thực hiện tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như sau:

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo yêu cầu của việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 thì căn cứ Đề án vị trí việc làm, Kế hoạch (hoặc Đề án tinh giản biên chế) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đã được ban hành, thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cùng với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thực hiện việc đánh giá, sàng lọc đưa ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị những người không đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để làm căn cứ xác định đối tượng hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP).

Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?

Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?

Có thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức đang mang thai không?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định:

Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Theo đó, không thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức đang trong thời gian mang thai, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 29 là gì?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định:

Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức do ngân sách nhà nước cấp.

Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chốt danh sách nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP của cán bộ công chức viên chức được đề xuất trong thời gian nào tại Hướng dẫn 01?
Lao Động Tiền Lương
Theo quy định của Trung ương: Tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức và người lao động đảm bảo nguyên tắc tinh giản những người có kết quả đánh giá thế nào tại Hướng dẫn 01?
Lao Động Tiền Lương
Sửa đổi Nghị định 178: Chính thức tinh giản biên chế đối tượng cán bộ công chức viên chức và giải quyết chính sách, chế độ dựa theo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất với tiêu chí nào?
Lao Động Tiền Lương
Chốt tinh giản biên chế cán bộ công chức các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo căn cứ nào?
Lao Động Tiền Lương
Toàn bộ Kế hoạch, Đề án tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Bộ Nội vụ: Giảm 20% biên chế không gồm giáo viên trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Công văn 2034 đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chốt hưởng 3 tháng lương và nửa tháng lương bình quân mỗi năm công tác cho cán bộ công chức chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên theo Nghị định 29 có đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Bộ Nội vụ thống nhất Viên chức ngành nào không bị tinh giản biên chế dù có cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập theo Công văn 2034?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tinh giản biên chế
323 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào