Trách nhiệm xác nhận lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc về ai?
Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp có cần phải ghi nhận trong nội dung hợp đồng lao động hay không?
Tại i điểm khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Trách nhiệm xác nhận lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013 có quy đinh như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
...
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
...
Theo những quy định trên, thời gian đóng xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng đến khi nghỉ việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không yêu cầu phải đóng bảo hiểm liên tục mà chỉ cần tích lũy từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc.
Vì vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp gián đoạn thì người lao động vẫn được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính cho toàn bộ các giai đoạn đóng bảo hiểm bị gián đoạn trước đó của người lao động.
Trách nhiệm xác nhận lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc về ai?
Tại Điều 4 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi.
2. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Người lao động tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.
4. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện xác nhận mức đóng, thời gian đóng, thời gian gián đoạn và lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định trên, trách nhiệm xác nhận lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc về Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?