Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật việc làm 2013 quy định cụ thể như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể hơn về thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đó là:
Đóng bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.
3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được quy định và xác định theo các nguyên tắc sau đây:
- Thứ nhất, tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Tổng hợp các khoảng thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, kể cả liên tục hoặc không liên tục, từ thời điểm bắt đầu tham gia đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Thứ hai, người lao động được coi là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, và thông tin này được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, và có xác nhận từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng liền kề trước hoặc trong tháng chấm dứt hợp đồng lao động, không hưởng lương tại đơn vị, và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.
+ Nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng liền kề trước hoặc trong tháng chấm dứt hợp đồng lao động, với thông tin được ghi nhận bởi cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng liền kề trước hoặc trong tháng chấm dứt hợp đồng, và cơ quan bảo hiểm xã hội có xác nhận trên sổ bảo hiểm.
- Tính tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Chỉ được tính khi cả người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng và đóng bảo hiểm đúng quy định.
* Trường hợp đặc biệt:
+ Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng sau đó chấm dứt hưởng trợ cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian này sẽ được tính là khoảng thời gian đã đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Những quy định trên nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong việc quản lý quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay bao gồm:
- Người lao động:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Tuy nhiên người lao động có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm không xác định thời hạn, xác định thời hạn, mùa vụ và theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến 12 tháng nhưng đang hưởng lương hưu,giúp việc gia đình thì không phải than gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dung lao động:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn,mùa vụ và theo một công việc nhất định.
Bảo hiểm thất nghiệp dựa trên những nguyên tắc gì?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Việc làm 2013 có nêu:
Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như sau:
- Đảm bảo sự chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng tham gia hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định dựa trên nền tảng tiền lương của người lao động.
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp căn cứ vào mức đóng và thời gian tham gia đóng bảo hiểm.
- Quá trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo tính đơn giản, thuận tiện, dễ dàng, đồng thời bảo vệ quyền lợi một cách đầy đủ và kịp thời cho người tham gia.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, minh bạch và công khai, với sự đảm bảo an toàn và sự bảo hộ từ Nhà nước.











- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?