Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?

Đối với trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?

Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc làm, giải quyết việc làm như sau:

Việc làm, giải quyết việc làm
1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
2. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Theo đó, trách nhiệm giải quyết việc làm theo Bộ luật Lao động 2019 thuộc về nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?

Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?

Hành vi nào bị cấm trong việc làm?

Nhằm tạo điều kiện công bằng trong Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định thêm về các hành vi bị cấm trong môi trường tuyển dụng, giải quyết việc làm, cụ thể

1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.

4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

03 cách có thể tuyển dụng lao động là những cách nào?

Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động, cụ thể như sau:

Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo nhu cầu thông qua 03 cách sau:

- Trực tiếp tuyển dụng.

- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm.

- Thông qua doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.

Hành vi quảng cáo gian dối để tuyển dụng lao động sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người sử dụng lao động có hành vi quảng cáo gian dối để tuyển dụng lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Giải quyết việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm cho người lao động?
Lao động tiền lương
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm thay đổi như thế nào theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Lao động tiền lương
Để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giải quyết việc làm
1,013 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào