Trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân trong lĩnh vực lao động thế nào?

Trong lĩnh vực lao động thì trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân như thế nào?

Trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân trong lĩnh vực lao động thế nào?

Theo Điều 15 Luật Thanh niên 2020 quy định:

Trách nhiệm đối với bản thân
1. Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
3. Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
4. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
5. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Theo đó trong lĩnh vực lao động trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân như sau:

- Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động;

- lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp;

- Rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp;

- Sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.

Trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân trong lĩnh vực lao động thế nào?

Trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân trong lĩnh vực lao động thế nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức kinh tế có trách nhiệm gì đối với người lao động là thanh niên?

Theo Điều 33 Luật Thanh niên 2020 quy định:

Trách nhiệm của tổ chức kinh tế
1. Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.
2. Quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
3. Tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành lập và hoạt động.
4. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đào tạo nghề, nghiệp vụ, kỹ năng sống; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên

Theo đó tổ chức kinh tế có trách nhiệm bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là thanh niên.

Ngoài ra tổ chức kinh tế còn quan tâm chăm lo đời sống của người lao động là thanh niên; hỗ trợ để người lao động là thanh niên được học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Không được sử dụng thanh niên là lao động chưa thành niên làm những công việc gì?

Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Theo đó, có thể hiểu rằng lao động thành niên là người lao động đủ 18 tuổi. Trong khi đó, thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Như vậy, thanh niên được xem là lao động thành niên khi đủ 18 tuổi, thanh niên từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là lao động chưa thành niên.

Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm những công việc được quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019.

Dẫn chiếu Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

Theo đó, không được sử dụng thanh niên là lao động chưa thành niên làm những công việc gồm:

- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của thanh niên;

- Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

- Phá dỡ các công trình xây dựng;

- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

- Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

- Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của thanh niên.

Lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân trong lĩnh vực lao động thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có được làm thêm giờ công việc gói nem, gói kẹo, gói bánh không?
Lao Động Tiền Lương
Người từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi có được làm công việc lập trình phần mềm không?
Lao động tiền lương
Mẫu cử người giám hộ mới nhất 2025 như thế nào? Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được sử dụng lao động chưa thành niên làm nghề thợ lặn không?
Lao động tiền lương
Lao động vị thành niên là gì? Nguyên tắc sử dụng lao động vị thành niên được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động chưa thành niên là bao nhiêu tuổi, có bị giới hạn công việc không?
Lao động tiền lương
Người lao động chưa thành niên không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ khi đi làm?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi hay không?
Lao động tiền lương
Danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động chưa thành niên
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào