Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì?
- Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao là gì?
- Trách nhiệm các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao là gì?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định:
Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL).
Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, thể dục thể thao.
Theo đó, nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao là:
- Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
- Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, thể dục thể thao.
Trách nhiệm các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định:
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Đề xuất các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động dự kiến đưa vào Danh mục để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng lĩnh vực;
c) Đề xuất các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dự kiến đưa vào Danh mục đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
d) Đề xuất chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với người lao động để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
đ) Nghiên cứu, thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp và đề xuất đưa vào Danh mục bệnh nghề nghiệp để đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
e) Đề xuất các công việc nhẹ được sử dụng lao động là người dưới 15 tuổi làm việc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
g) Thực hiện các công việc khác được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan đến chế độ chính sách về an toàn, vệ sinh lao động của công chức, viên chức, người lao động để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các công việc khác được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trách nhiệm các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao là:
- Đề xuất các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động dự kiến đưa vào Danh mục để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đối với từng lĩnh vực;
- Đề xuất các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dự kiến đưa vào Danh mục đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Đề xuất chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với người lao động để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Nghiên cứu, thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp và đề xuất đưa vào Danh mục bệnh nghề nghiệp để đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Đề xuất các công việc nhẹ được sử dụng lao động là người dưới 15 tuổi làm việc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Thực hiện các công việc khác được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao về công tác an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.











- Chốt danh sách cán bộ công chức được ưu tiên xem xét giải quyết chính sách nếu tự nguyện tinh giản tại khu vực Hà Nội từ ngày bao nhiêu?
- Sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính thức cho nghỉ việc toàn bộ CCVC và người lao động theo Công văn 1767 khi không đáp ứng tiêu chí gì?
- Ủy ban TVQH chốt số lượng cán bộ cấp tỉnh theo Nghị Quyết 76 không vượt quá bao nhiêu?
- Tinh giản biên chế: Chốt nhóm cán bộ công chức được tiếp tục sàng lọc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ tại khu vực Thủ đô?
- Quyết định tăng tiền lương lên cao hơn trong năm 2025 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được đề xuất thực hiện trong trường hợp nào?