Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể được quy định thế nào?
Thương lượng tập thể là gì?
Căn cứ tại Điều 65 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Theo đó, thương lượng tập thể là việc đàm phán và thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể được quy định thế nào?
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể
1. Hội đồng thương lượng tập thể làm việc thông qua các phiên họp.
2. Đại diện thương lượng của bên người sử dụng lao động và bên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm tiến hành thương lượng theo khoản 1 và khoản 2 Điều 72 của Bộ luật Lao động và quyết định kết quả thương lượng thông qua phiên họp của Hội đồng.
3. Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể có trách nhiệm:
a) Tổ chức, điều phối các phiên họp của Hội đồng để đại diện các bên thương lượng theo quy định;
b) Xem xét, quyết định bổ sung, thay thế người đại diện tham gia thương lượng của mỗi bên; chấp nhận đề nghị tham gia Hội đồng thương lượng tập thể của các doanh nghiệp khác sau khi được sự đồng thuận của đại diện các bên trong Hội đồng thương lượng tập thể;
c) Quyết định thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng để hỗ trợ hoạt động thương lượng tập thể của các bên.
4. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết để các bên tiến hành thương lượng.
5. Hội đồng thương lượng tập thể tự giải thể khi hết thời gian hoạt động theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ở các doanh nghiệp tham gia thương lượng thỏa thuận đóng góp và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể có trách nhiệm:
- Tổ chức, điều phối các phiên họp của Hội đồng để đại diện các bên thương lượng theo quy định;
- Xem xét, quyết định bổ sung, thay thế người đại diện tham gia thương lượng của mỗi bên; chấp nhận đề nghị tham gia Hội đồng thương lượng tập thể của các doanh nghiệp khác sau khi được sự đồng thuận của đại diện các bên trong Hội đồng thương lượng tập thể;
- Quyết định thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng để hỗ trợ hoạt động thương lượng tập thể của các bên.
Thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể
...
5. Trong quá trình hoạt động, khi cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể để phù hợp với tình hình thực tế thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp không sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Theo đó, trong quá trình hoạt động thì Hội đồng thương lượng tập thể có thể thay đổi Chủ tịch Hội đồng mới để phù hợp với hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
Theo tiểu mục 2 Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-LĐTBXH năm 2021 quy định về thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể như sau:
Bước 1: Gửi đề nghị
- Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm gửi đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể để phù hợp với tình hình thực tế.
- Hình thức nộp:
+ Nộp hồ sơ qua cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Nộp hồ sơ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Xem xét, giải quyết
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
- Trường hợp không sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Thời hạn: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?