Hội đồng thương lượng tập thể giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể thế nào?
- Hội đồng thương lượng tập thể giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể thế nào?
- Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi những ai?
- Mẫu thỏa ước lao động tập thể và nội dung chủ yếu của một bản thỏa ước lao động tập thể thế nào?
Hội đồng thương lượng tập thể giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
Nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể
1. Lập kế hoạch để tiến hành thương lượng tập thể trên cơ sở đề xuất của các bên và theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
2. Tổ chức, điều phối các phiên họp để đại diện các bên thương lượng.
3. Hỗ trợ, cung cấp thông tin liên quan để đại diện các bên thương lượng.
4. Hỗ trợ để các bên tiến hành lấy ý kiến về nội dung dự thảo thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 của Bộ luật Lao động.
5. Tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 76 của Bộ luật Lao động.
6. Giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể, bảo đảm phù hợp với thời gian hoạt động của Hội đồng.
7. Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của các bên và nhiệm vụ theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
Theo đó Hội đồng thương lượng tập thể có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể, bảo đảm phù hợp với thời gian hoạt động của Hội đồng.
Hội đồng thương lượng tập thể giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể thế nào? (Hình từ Internet)
Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi những ai?
Theo Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể
...
3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó nếu thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Mẫu thỏa ước lao động tập thể và nội dung chủ yếu của một bản thỏa ước lao động tập thể thế nào?
Theo Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy một bản thỏa ước lao động tập thể có thể bao gồm các nội dung chính như:
- Đối tượng thi hành;
- Thời hạn của thỏa ước;
- Cam kết của NSDLĐ bảo đảm quyền hoạt động của Công đoàn;
- Cam kết của NLĐ về việc chấp hành Nội quy lao động của doanh nghiệp;
- Việc làm và bảo đảm việc làm;
- Công tác đào tạo;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, chế độ nâng lương;
- Những quy định đối với lao động nữ;
- An toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác;
- Hoạt động công đoàn;
- Tranh chấp lao động;
- Trách nhiệm thi hành Thỏa ước;
- Áp dụng Thỏa ước lao động tập thể;
- Hiệu lực của Thỏa ước.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu thỏa ước lao động tập thể. Việc soạn thảo sẽ do công ty, cá nhân chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo mẫu thỏa ước lao động tập thể chuẩn sau đây:
Mẫu thỏa ước lao động tập thể chuẩn 2025: TẢI VỀ.










- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?
- Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
- Bộ Tài chính chính thức quyết định không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với CCVC và người lao động nếu xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không?
- Quyết định 806: Tinh giản biên chế CBCCVC theo yêu cầu tại Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội được tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, cụ thể ra sao?
- Chính thức bỏ lương cơ sở, chuyển xếp lương cũ sang lương mới chiếm 70% tổng quỹ lương đảm bảo cao hơn lương hiện hưởng hay vẫn giữ nguyên mức lương cũ?